Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ mới nhất 2024

Việc dạy thêm giờ đối với giáo viên ngày càng phổ biến. Bởi trong quá trình giảng dạy thường thiếu người dạy dẫn đến việc cô giáo chủ nhiệm phải kiêm cùng lúc nhiều môn học. Vậy nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ mới nhất 2024 như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Căn cứ pháp lý tính tiền dạy thêm giờ mới nhất 2024

2. Nguyên tắc tính trả lương dạy thêm giờ

  • Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
  • Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.
  • Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
  • Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
  • Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.
  • Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
  • Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.
  • Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Như vậy về cơ bản thì việc dạy thêm giờ cần được cơ quan cấp trên phê duyệt và biết. Những đơn vị công lập được trả tiền lương dạy thêm giờ phải được cơ quan cấp trên phê duyệt, dó đó việc cần dạy thêm giờ phải có lý do minh bạch và cần thiết. Để tránh trường hợp lợi dụng việc dạy thêm để được trả thêm tiền lương.

Khi việc dạy thêm giờ của giáo viên vì những lý do chính đáng như thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản hoặc giáo viên phải đi học tập, tập huấn theo yêu cầu thì giáo viên dạy thay vào giờ đó sẽ được hưởng lương thêm giờ. Điều này cũng nhằm thể hiện rằng nếu thiếu giáo viên thì cần bổ sung giáo viên đầy đủ để mọi giáo viên đều dạy trong định mức tiêu chuẩn.

3. Một số câu hỏi liên quan đến tính lương dạy thêm giờ

Câu hỏi 1

Hàng tuần tôi trực tiếp giảng dạy 18 tiết, cộng với 10 tiết công tác kiêm nhiệm (6 tiết chủ nhiệm lớp, 3 tiết tổ trưởng chuyên môn, 3 tiết quản lý phòng học bộ môn) tổng là 28 tiết/tuần (nhiều hơn 9 tiết so với định mức lao động của giáo viên THCS).

Xin hỏi trường hợp của tôi có được hưởng chế độ dạy thừa giờ không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT)

Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, tại Khoản 6,7,8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu trường hợp của bạn tương ứng với hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC thì bạn sẽ được thanh toán tiền dạy thêm giờ theo quy định hiện hành. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ được áp dụng theo Điều 4 Thông tư này.

Nguyên tắc tính trả tiền lương thêm giờ mới nhất 2021

Câu hỏi 2

Xin hỏi cách tính tiền lương dạy thêm giờ của các trường phổ thông có giống với giáo viên mầm non hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013-TTLT-BGDĐT-BNV-BTC thì:

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Trong đó định mức giờ dạy/năm với giao viên mầm non là Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học)

Như vậy, cách tính tiền lương dạy thêm giờ của các trường phổ giống với giáo viên mầm non là số giờ dạy thêm chia cho năm học và nhân với số tiền trong một giờ dạy thêm.

Câu hỏi 3

Trường tôi có hai giáo viên dạy thể dục. Hiện một giáo viên đang nghỉ thai sản. Tôi được Hiệu trưởng thông báo, đầu năm học 2020-2021, sẽ dạy bù vào số tiết của giáo viên nghỉ đẻ đó. Tôi có được tính tiền tăng giờ không?

Trả lời:

Khi các đối tượng giáo viên các cấp thuộc danh sách trả lương đã được phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện dạy thêm giờ khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC sẽ được thanh toán tiền dạy thêm giờ:

  • Khi được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ về chế độ tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
  • Phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ công tác khác;
  • Các đơn vị hoặc bộ môn thiếu nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không thiếu thì chỉ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, đi học tập, bồi dưỡng…do cấp có thẩm quyền phân công, điều động;
  • Số giờ dạy thêm được tính trả lương dạy thêm giờ không được quá số giờ làm thêm theo quy định.

Như vậy, những đối tượng giáo viên đáp ứng các điều kiện nêu trên có thời gian làm thêm giờ thì được thanh toán tiền dạy thêm giờ.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên, Quy định mới nhất về chế độ lương giáo viên dạy thêm giờ từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 17.593
0 Bình luận
Sắp xếp theo