Ký quỹ là gì? Cập nhật 2024 mới nhất

Ký quỹ là gì? Cập nhật 2024 mới nhất? Ký quỹ là việc đặt tiền hoặc tài sản tương tự cho tổ chức tài chính như là một biện pháp bảo đảm tiền vay. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết của Hoatieu.vn.

1. Ký quỹ là gì? Cập nhật 2024 mới nhất

Ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

Ký quỹ được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 330. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ký quỹ là gì?

Như vậy, có thể hiểu ký quỹ là việc một bên gửi tài sản có trị của mình cho tổ chức tín dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được cam kết và thỏa thuận. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thanh toán và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Ví dụ ký quỹ là: Công ty A và B hiện đang hợp tác trong một dự án xây dựng chung cư. Công ty A có thoả thuận là cam kết thực hiện việc xây dựng trong vòng 12, còn công ty B phải hoàn tất thanh toán chi phí trong vòng 2 tháng sau khi kết thúc việc xây dựng. Cả hai công ty ký quỹ tại một tổ chức tín dụng X. Nhưng công ty B đã không hoàn thành được nghĩa vụ như cam kết nên công ty A đã được hưởng số tiền mà công ty B đã nộp cho tổ chức tín dụng theo như nội dung ký quỹ.

Như vậy, khoản tiền được ký quỹ được đảm bảo là cho các bên thực hiện nghĩa vụ. Nếu một trong hai không thực hiện được thoả thuận như cam kết trên thì bên còn lại sẽ được hưởng số tiền bên kia đã ký sau khi trừ chi phí.

2. Tài khoản ký quỹ

Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Các quy định về mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng Techcombank như sau:

+ Loại tiền áp dụng: VND.

+ Điều kiện khách hàng: Có tài khoản thanh toán tại TCB.

+ Số dư trên tài khoản thanh toán đủ để thực hiện ký quỹ theo quy định.

+ Số tiền ký quỹ: Theo quy định của từng ngành nghề.

+ Thời gian ký quỹ: Theo quy định của Pháp luật và tùy vào mục đích của từng loại ký quỹ

+ Kỳ hạn ký quỹ: không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (từ 1 tháng trở lên)

+ Các ngành nghề ký quỹ: Ký quỹ để thành lập doanh nghiệp/bổ sung ngành nghề kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh tư vấn tư vấn du học; Kinh doanh sản xuất phim; Kiểm toán; Thành lập Sở giao dịch hàng hóa…

+ Ký quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh đa cấp; Cho thuê lại lao động; Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Kinh doanh lữ hành; Hoạt động giới thiệu việc làm; Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Kinh doanh tạm nhập tái xuất…

3. Tiền gửi ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.

Mỗi công ty hay doanh doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp định thực hiện 1 công việc gì hoặc 1 dự án gì đó. Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết hạn thời gian ký quỹ.

Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Cụ thể như: tư vấn du học, cho thuê lại lao động, kinh doanh bảo hiểm, bán hàng đa cấp, lữ hành quốc tế, dịch vụ việc làm, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Theo Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, quy định về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:

Điều 39. Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ

1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).

4. Ký quỹ phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nào?

Nói chung để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên thì đối tượng phù hợp với sản phẩm giao dịch ký quỹ phải là các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán và sở hữu tâm lý giao dịch tương đối vững vàng.

Mọi thiệt hại khi chọn sai cổ phiếu đều có thể bị đẩy lên nhiều lần khi sử dụng ký quỹ. Do đó nhà đầu tư cần thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro tài khoản của mình:

  • Tìm hiểu rõ các quy định, cơ chế hoạt động của giao dịch ký quỹ và các ngưỡng quản trị rủi ro
  • Tìm hiểu, phân tích kỹ càng các cổ phiếu được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. Có kế hoạch giao dịch rõ ràng trước khi đặt lệnh.
  • Thực hiện các biện pháp giải ngân từng phần, tránh mua “full-margin” ở các cổ phiếu chưa khẳng định được đà tăng.

5. Các loại hình ký quỹ hiện nay

Các loại hình ký quỹ được áp dụng hiện nay sẽ quy định loại tài khoản ký quỹ là gì. Theo các đơn vị tài chính cho biết, có 3 loại ký quỹ phổ biến nhất là:

Ký quỹ mở L/C

Đây là một hình thức giao dịch giữa người mua hàng và người bán hàng thông qua đơn vị trung gian ngân hàng. Khi đó L/C có giá trị như là một lá đơn cho chính ngân hàng tạo lập theo yêu cầu chung. Bên trong lá đơn này bao gồm những thỏa thuận và cam kết việc thanh toán hàng hóa cho bên xuất khẩu.

Ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng

Hình thức ký quỹ thực thi hợp đồng chỉ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Lúc này việc ký quỹ sẽ được thực hiện giữa chủ thầu và nhà đầu tư với một bên trung gian là ngân hàng. Để tiến hành loại hình ký quỹ trên một bản hợp đồng sẽ được ngân hàng thiết lập với nhà đầu tư. Nội dung bên trong hợp đồng cũng bao gồm các điều khoản và cam kết thực thi việc thanh toán chi phí cho bên nhà thầu.

Ký quỹ vào mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Kiểu ký quỹ kinh doanh được xem là một sự đảm bảo cho các ngành nghề đặc trưng như lữ hành và môi giới việc làm. Bởi vì theo quy định chủ đầu tư phải duy trì được số tiền tối thiểu trong suốt quá trình kinh doanh của mình.

6. Hợp đồng ký quỹ là gì?

Hợp đồng ký quỹ không được quy định trong các văn bản pháp luật. Hợp đồng ký quỹ là một tên gọi của hợp đồng dùng trong vấn đề ký quỹ. Các điều khoản trong hợp đồng quy định về chủ thể ký quỹ, tài sản ký quỹ và cách xử lý tài sản này khi chủ thể không thực hiện nghĩa vụ.

Hình thức của hợp đồng ký quỹ không bị ràng buộc hay giới hạn bởi các quy định của pháp luật, tuy nhiên cũng đảm bảo các quy định về hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Khi xác lập giao dịch ký quỹ đồng thời phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức tín dụng nơi ký quý:

+ Hưởng phí dịch vụ;

+ Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;

+ Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;

+ Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

- Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ: 

+ Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền

+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

+ Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;

+ Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

- Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ:

+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;

+ Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

7. Dịch vụ ký quỹ ngân hàng

Các bạn có thể mở các tài khoản ký quỹ tại ngân hàng. Các ngân hàng sẽ xác nhận ký quỹ cho bạn để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Để mở tài khoản ký quỹ, tùy từng ngân hàng sẽ có điều kiện khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các hồ sơ này:

- Trường hợp khách hàng là cá nhân:

  • Giấy đề nghị kiêm hợp đồng ký quỹ.
  • CCCD/ CMND/ hộ chiếu của thành viên sáng lập.

- Trường hợp khách hàng là tổ chức:

  • Bộ hồ sơ pháp lý.
  • Giấy đề nghị kiêm hợp đồng ký quỹ.
  • CCCD/ CMND/ PP của Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền.

Ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Trong kinh doanh, việc ký quỹ đã trở thành một thủ tục thường xuyên, phổ biến lại an toàn khi có bên thứ 3 tham gia là tổ chức tín dụng. Các bạn có thể yêu cầu các dịch vụ ký quỹ tại ngân hàng với các thủ tục nhanh gọn lại đơn giản.

8. Quyền và nghĩa vụ các bên trong ký quỹ

8.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng ký quỹ

Bên tổ chức tín dụng ký quỹ được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như sau:

  • Hưởng các chi phí về dịch ký quỹ;
  • Yêu cầu các bên có quyền thực hiện đúng theo thoả thuận kỹ quỹ;
  • Nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
  • Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên có quyền sau khi thanh toán theo yêu cầu hoặc chấm dứt hợp đồng;
  • Hoặc một số quyền và nghĩa nghĩa vụ khác theo thoả thuận.

8.2 Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ

Bên thực hiện kỹ quỹ có những quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Được quyền thoả thuận thanh toán theo đúng cam kết của bên có quyền;
  • Được yêu cầu bên tổ chức ký quỹ hoàn trả tiền kỹ quỹ;
  • Được trả lãi nếu có thoả thuận;
  • Được phép rút bớt, bổ sung hoặc đưa sang giao dịch dân khi khác khi bên có quyền đồng ý;
  • Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng ký quỹ;
  • Một số quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc các quy định của pháp luật về ký quỹ cũng như dịch vụ ký quỹ tại ngân hàng.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Doanh nghiệp của phần Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
9 19.770
0 Bình luận
Sắp xếp theo