Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo như đạo Bà la môn về sau là đạo Hindu và đạo Phật. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại? Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Hoatieu.vn.

1. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm

B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á

D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo

2. Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại

- Tôn giáo: Đạo Phật và Đạo Hin đu (Ấn Độ giáo)

  • Đạo phật ra đời thế kỉ VI TCN tại thành phố Ka pi la va xtu (vùng đông bắc Ấn) do nhà hiền triết Sít đác ta, sau trở thành Phật tổ hiệu là Sa ky a Mu - ni (Thích Ca mau ni) sáng lập. Đạo Phật truyền bá mạnh mẽ dưới thời A-sôca, tiếp tục dưới triều đại Gúp - ta, Hác - sa đến thế kỉ VII. Truyền bá sang nước Trung Quốc, Đông Nam Á.
  • Đạo Hin đu: là tôn giáo cổ xưa nhất và lớn nhất Ấn Độ. Hiện nay, 95% tín đồ đạo Hin đu sống ở Ấn Độ. Ra đời khoảng thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên và phát triển, thờ 4 vị thần: bộ ba thần Brama (thần sáng tạo thế giới), thần Visnu (thần bảo hộ), thần Si-va (thần Hủy diệt) và Inđra (thần Sấm sét).

- Kiến trúc: Xuất hiện kiến trúc phật giáo tiêu biểu là Chùa hang A-gian-ta, tượng phật. Xuất hiện nhiều kiến trúc Hin-đu giáo với điển hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu tiêu biểu như Đền Vi-xva-na-tha, lăng Ta-giơ Ma-han, thành đỏ La Kila.

- Chữ viết: Ra đời sớm 3000 năm TCN ở lưu vực sông Ấn, 1000 năm ở lưu vực sông Hằng, ban đầu chữ Bra-hmi sau nâng lên thành chữ Sanskrit (Phạn) dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong viết văn bia, góp phần truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.

- Văn học: với các giáo lí, chính luận, luật pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hộ và sáng tác văn thơ. Tiêu biểu như Sê-kun-tu-la của La-li-da-sa, hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta; Ra-ma-ya-na.

- Toán học, y học xuất hiện chữ số 0 huyền diệu và ngành giải phẫu y học

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.794
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm