Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Nguyên nhân các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.

B. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân trí thấp.

C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường.

D. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt.

2. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

1. Châu Phi

- Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời.

- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

+ Anh chiếm Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kê-ni-a, Xô-ma-li, Gam-bi-a.

+ Pháp chiếm Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

+ Đức chiếm Ca-mơ- run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a,

+ Bỉ chiếm Công gô; Bồ Đào Nha chiếm Mô- dăm-bích, Ăng-gô-la và một phần Ghi-nê.

- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi

+ Từ 1830 – 1874, cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở An-giê-ri thu hút đông đảo lực lượng tham gia. Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

+ Từ 1879 – 1882, ở Ai Cập, Át-mét A-ra-bi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”, đến năm 1882, các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào.

+ Từ 1882 – 1898, Mu-ha-mé  Át-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh. Đến năm 1898, phong trào bị đàn áp đẫm máu nên thất bại.

+ Năm 1889, nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân I-ta-li-a. Ngày 1/3/1896, I-ta-li-a thất bại, Ê-ti-ô-pi-a giữ được độc lập.

+ Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a là nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.

- Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Ê-ti-ô-pi-a). Nguyên nhân là do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. Tuy thất bại nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

2. Khu vực Mĩ Latinh

- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc, vì vậy phong trào giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX.

- Phong trào đấu tranh giành độc lập:

+ Cuối thế kỉ XVIII, ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Đến năm 1803, cuộc đấu tranh kết thúc thắng lợi, Ha-i-ti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Thắng này đã cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh.

+ 20 năm đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành như: Mê-hi-cô và Pê-ru (1821), Ác-hen-ti-na (1816), U-ru-goay (1828), Pa-ra-goay (1811), Bra-xin (1822), Co-lôm-bi-a và E-cu-a-đo (1830).

- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để trở thành quốc gia độc lập

- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh đạt được những tiến bộ về kinh tế xã hội nhưng Mĩ lại âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau”.

+ Mĩ đã tuyên truyền học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ)dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.

+ Năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khỏi châu Mĩ.

+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này và Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7.430
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi