(Có đáp án) Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều theo bài

Tải về

Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh Diều file word được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tài liệu tham khảo ôn tập môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới cực kì bổ ích. Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 7 Cánh Diều theo bài từ bài mở đầu đến bài 35 bám sát mạch kiến thức trong SGK Khoa học tự nhiên 7 bộ Cánh Diều với các câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ nhận biết cùng với câu hỏi tự luận có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các em học sinh và các thầy cô giáo.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1 KHTN 7 Cánh Diều

BÀI 1: NGUYÊN TỬ

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. (NB): Nguyên tử được tạo nên bởi những loại hạt nào?

A. hạt proton, neutron, electron.

B. hạt proton, neutron.

C. hạt proton, electron.

D. neutron, electron.

Câu 2. (NB): Phát biểu nào sau đâỵ không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron
ở vỏ nguyên tử.

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định
tạo thành các lớp electron.

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 3. (NB): Nguyên tử oxygen có khối lượng nguyên tử là

A. 1 amu.

B. 8 amu.

C. 16 amu.

D. 32 amu.

Câu 4. (VD) Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Ca

B. Na

C. K

D. Fe

Câu 5. (NB) Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.

B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân
nguyên tử.

C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.

D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 6. (NB) Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.

B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.

C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.

D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.

Câu 7. (TH) Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?

A. Na.

B. O.

C. Ca.

D. H.

Câu 8. (NB) Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

A. electron và proton.

B. electron, proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. proton và neutron.

Câu 9. (TH) Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr, số lớp electron của nguyên tử đó là

A. 1.

B.2.

C.3.

D.4.

Câu 10. (VD) Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 1,8,2.

B.2,8,1.

C.2,3.

D. 3,2.

Câu 11. (VDC) Nitrogen là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitrogen có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 7.

B.2,5.

C. 2,2,3.

D.2,4,1.

Câu 12. (TH) Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton, sổ electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử oxygen là

A.2.

B.5.

C.7.

D.8.

Câu 13. (TH) Nguyên tử Aluminium có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử aluminium là

A.2.

B.8.

C.10.

D. 18.

Câu 14. (VD). Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là

A. 23.

B. 34.

C. 35.

D. 46.

Câu 15. (VD). Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là

A. 18 và 17.

B. 19 và 16.

C. 16 và 19.

D. 17 và 18.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (NB) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa ( gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những hạt nào ?

Hãy cho biết tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.

Lời giải

+ Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt dưới nguyên tử đó là: electron, proton và neutron.

+ Tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện

- Electron: kí hiệu là e, mang điện tích âm (-1).

- Proton: kí hiệu là p, mang điện tích dương (+1).

Câu 2. (NB) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải

Số p trong hạt nhân

Số e trong nguyên tử

số lớp

electron

số e lớp

ngoài cùng

Nitrogen

7

7

2

5

Magnesium

12

12

3

2

Câu 3. (TH) Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8 và 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó?

Lời giải

Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử X và Y có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân lần lượt là 8 và 13

Số p trong hạt nhân

số e trong nguyên tử

Số lớp

electron

số e lớp

ngoài cùng

X

8

8

2

6

Y

13

13

3

3

Câu 4 (VD) Biết nguyên tử X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33 % tổng số hạt. Xác định cấu tạo của nguyên tử X.

..........................

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 2 KHTN 7 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3 KHTN 7 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 4 KHTN 7 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 5 KHTN 7 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 7 Cánh Diều

Nội dung chi tiết bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 7 có đáp án sách Cánh Diều mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 348
(Có đáp án) Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều theo bài
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm