Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 1-41 (có đáp án)
Tải câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 KNTT
File trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là đầy đủ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức cả năm học từ bài 1 đến bài 41 có đáp án chi tiết. Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 KNTT dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức môn KHTN 7 tốt hơn.
Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 1
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, ... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
(a) Hình thành giả thuyết
(b) Quan sát và đặt câu hỏi
(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(d) Thực hiện kế hoạch
(e) Kết luận
A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e); B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e);
C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d); D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d).
Câu 3: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?
A. Tự động đo thời gian;
B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường;
C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện;
D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.
Câu 4: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là
A. Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
B. Tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.
C. Cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
D. Cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet, ...
Câu 5: Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.
D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Câu 6: Nội dung thực hiện khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn:
(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.
Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:
A. (a), (b), (d), (c), (e)
B. (a), (b), (c), (d), (e)
C. (b), (c), (a), (d), (e)
D. (b), (a), (d) (e), (c)
Câu 7: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 8: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?
A. 4;
B. 5;
C. 6;
D. 7.
Câu 9: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là
A. 33 mL.
B. 73 mL.
C. 32,5 mL.
D. 35,2 mL.
Câu 10: Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là
A. lũ lụt.
B. hạn hán.
C. mưa acid.
D. bão tuyết.
Câu 11: Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. Kết luận nào sau đây là kết luận đúng?
A. Muối ăn tan trong nước còn đá vôi không tan trong nước.
B. Muối ăn không tan trong nước còn đá vôi tan trong nước.
C. Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường kính thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
D. Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
Câu 12: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;
B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo;
D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 13: Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì
A. đồng có khả năng dẫn điện tốt.
B. đồng có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. đồng là kim loại nhẹ.
D. đồng có độ bền cao.
Câu 14: Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng
A. ngưng tụ hơi nước.
B. bay hơi nước ở thể lỏng.
C. đông đặc nước ở thể lỏng.
D. nóng chảy nước ở thể rắn.
Câu 15: Vào mùa hè, thức ăn đã nấu chín dễ bị thiu, hỏng hơn mùa đông. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là
A. nhiệt độ.
B. áp suất.
C. độ ẩm.
D. ánh sáng.
Câu 16: Hiện tượng nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng
A. hiệu ứng nhà kính.
B. mưa axit.
C. ô nhiễm đại dương.
D. thủng tầng ozon.
Câu 17: Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số?
A. 9,999s – 0,0001s
B. 99s – 1s
C. 10s – 9s
D. 99,99s – 0,01s
Câu 18. Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng trong nghiên cứu là
A. quan sát, thí nghiệm.
B. quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.
C. đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, kết luận.
D. quan sát, phân loại, dự báo.
Câu 19. "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng liên kết.
D. Kĩ năng đo.
Câu 20. Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (2), (4).
C. (3), (2), (4), (1).
D. (2), (1), (4), (3).
Câu 21. Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là
A. đồng hồ bấm giây.
B. đồng hồ cát.
C. đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. đồng hồ điện tử.
Câu 22. Để nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước một bạn học sinh đã thực hiện các bước sau:
(1) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) ở trong nước.
(2) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) chất nào tan, chất nào không tan trong nước.
(3) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
(4) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
(5) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
Trình tự các bước khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước là
A. (1), (2), (4), (3), (5).
B. (1), (4), (2), (3), (5).
C. (1), (4), (3), (2), (5).
D. (4), (3), (5), (1), (2).
.............................
Đáp án
1.B | 2.B | 3.D | 4.C | 5.B | 6.A | 7.D | 8.B | 9.A | 10.C |
11.A | 12.A | 13.A | 14.A | 15.A | 16.A | 17.D | 18.B | 19.C | 20.D |
21.C | 22.A | 23.A | 24.B | 25.B | 26.C | 27.C | 28.B | 29.C | 30.D |
Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 2
Xem trong file tải về.
Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3
Xem trong file tải về.
Do bộ đề trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 KNTT rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm nội dung chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo 2024 (6 đề)
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
(9 đề) Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2025 mới nhất
Bản đặc tả đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 2023
Bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều (7 đề)
Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo (19 đề)
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 1-41 (có đáp án)
17/11/2023 10:36:00 SATheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
(Unit 1-12) Đáp án sách bài tập Tiếng Anh 7 Global Success
-
Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính
-
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
-
So sánh giống nhau và khác nhau giữa tản văn và tuỳ bút
-
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)
-
Nói và nghe trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm lớp 7 trang 30
-
Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
-
Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Lời của cây
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
-
Nghị luận có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
-
Chiều hôm nhớ nhà đọc hiểu
-
Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
-
So sánh giống nhau và khác nhau giữa tản văn và tuỳ bút
-
Phân tích bài thơ Mẹ và quả
-
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
-
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ lớp 7
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta lớp 7 (5 mẫu)
-
Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Cánh Diều
-
Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó

Bài viết hay Lớp 7
Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
Hãy miêu tả góc học tập của em lớp 7
Nêu ấn tượng chung về cảnh bầu trời đêm trong bài Ngàn sao làm việc
Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
Đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước lớp 7
Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn