Top 4 mẫu tóm tắt tác phẩm Tắt đèn siêu hay
Tóm tắt tiểu thuyết Tắt đèn Ngô Tất Tố
Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn - Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố kể về nhân vật chính là chị Dậu. Tác phẩm Tắt đèn được viết vào năm 1937 trong bối cảnh lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đối kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu tóm tắt tác phẩm Tắt đèn, tóm tắt tác phẩm Tắt đèn ngắn gọn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Tóm tắt Tắt đèn - Ngô Tất Tố
Tắt đèn là tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tác phẩm kể về nhân vật chị Dậu (trước khi lấy chồng chị tên là Lê Thị Đào). Ban đầu, gia cảnh nhà chị Dậu cũng không quá khó khăn. Do mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời liền 1 lúc, phải chạy vạy lo 2 đám ma. Sau đó anh Dậu lại bị sốt rét nên không làm được việc gì, mọi gánh nặng đổ lên vai chị Dậu. Mùa sưu đến, chị phải vay mượn khắp nơi để lo cho Dậu nhưng vẫn không đủ. Dứt lòng chị đành phải bán đứa con gái là cái Tý sang đi ở nhà cụ Nghị Quế. Vừa lo cho chồng xong thì bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.
Do bị bọn lí trưởng trong làng ép sưu thậm tệ, không xin được chị Dậu đã vùng lên đánh trả và bị bắt. Sau khi bị giải lên huyện, chị đã nhiều lần bị bọn cường hào áp bức, giở trò đồi bại. Sau khi được thả, chị Dậu đi làm vú em cho một gia đình giàu có trên huyện. Tuy nhiên, trong thời gian làm vú em ở đây chị đã bị cụ cố giở trò đồi bại đối với mình. Kết thúc câu chuyện bằng hình ảnh chị Dậu bỏ chạy lao vào màn đêm đen mịt mù tăm tối y như cuộc đời của chị.
2. Tóm tắt Tắt đèn đầy đủ nhất
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn) sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh 'nhất nhì trong hạng cùng đinh' trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị vay bát gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!"
3. Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Câu chuyện trong ‘Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê - làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc, cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày.
Sau hai cái tang liên tiếp (tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậu tuy vợ chồng “đầu tắt mặt tối” quanh năm mà vẫn “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, đến nay đã “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời... Không có tiền nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt”. Chị Dậu tất tả ngược xuôi chạy vạy, phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị Quế để trang trải “món nợ Nhà nước”. Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậu phải nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái vì “chết cũng không trốn dược nợ Nhà nước”. Bị ốm, bị trói, bị đánh... anh Dậu bị ngất đi, rũ như xác chết, được khiêng trả vể nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn “ốm rề rề” đang nghển cổ húp cháo thì tay chân bọn hào lí lại ập đến. Chúng lồng lên chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Chị Dậu van lạy chúng tha trói chồng mình. Nhưng tên cai lệ đã gầm lên, rồi nhảy thốc vào trói anh Dậu khi anh Dậu đã lăn ra chết ngất. Chị Dậu nghiến hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng, những kẻ đã “hút nhiều xái cũ”.
Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Tri phủ Tư Ân thấy Thị Đào có nước da đen dòn, đôi mắt sắc đã giở trò bỉ ổi. Chị Dậu đã tạt cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô, rồi vùng chạy... "Món nợ nhà còn đó, chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú. Một đêm tối trời, cụ cố thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy thoát ra ngoài, trong khi "trời tối đen như mực"...
4. Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn ngắn gọn nhất
Tác phẩm Tắt đền kể về cuộc sống của chị Dậu, một người nông dân nghèo. Quanh năm làm quần quật mà vẫn thuộc hạng cùng đinh của làng. Nhất là anh Dậu lại ốm kéo dài mấy tháng trời. Chính vì thế nhà chị Dậu không có tiền nộp sưu và anh Dậu bị bọn cường hào bắt trói. Chị Dậu chạy ngược chạy xuôi lo tiền, thậm chí phải bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó mới đẻ cho Nghị Quế để lấy tiền lo nộp sưu. Không chỉ sưu của anh Dậu mà còn cả của chú Hợi đã khuất nên không đủ tiền. Anh Dậu bị trói đánh. Sáng hôm sau khi anh đang húp dở bát cháo thì bọn cai lệ lại ập tới. Chúng chửi mánh và tát chị Dậu, chị van lạy chúng tha cho chồng nhưng chúng quyết trói anh Dậu đem đi. Uất quá chị đã chống trả quyết liệt, đánh ngã nhào hai tên cai lệ, hầu cận. Chúng bắt chị trói lên huyện, tri phủ thấy chị thì tính háo sắc nổi lên và giở trò bỉ ổi. Chị đã vùng chạy và về nhà. Sau đó chị Dậu quyết định lên tỉnh đi ở vú. Cũng trong hoàn cảnh ấy, trong đêm tối thì cụ cố Thượng tuổi đã ngoài tám mươi nổi hứng mò vào chỗ chị ngủ tính làm trò đồi bại. Chị Dậu đã chạy thoát được trong đêm đen tối như mực.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca
-
Đoạn văn 200 chữ về kỉ niệm đáng nhớ trong mùa hè vừa qua có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình
-
Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước
-
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em
-
Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 8
Đoạn văn về chi tiết, hình ảnh ấn tượng trong văn bản Người thầy đầu tiên
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
Thực hành tiếng việt Đảo ngữ lớp 8 CTST tập 2
Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
(6 mẫu) Phân tích truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều lớp 8, 9