Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em

Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em. Sự phát triển kinh tế của mỗi khu vực lại khác nhau do điều kiện để phát triển cũng khác nhau. Những địa phương càng nhiều điều kiện tốt thì nền kinh tế cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy địa phương em có những nguồn lực nào để phát triển kinh tế.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Nguồn lực để phát triển kinh tế

Để nền kinh tế có sự phát triển thì cần có những nguồn lực như sau:

Nguồn lực bên trong lãnh thổ như:

  • Vị trí địa lí: vị trí tự nhiên và vị trí kinh tế, chính trị
  • Nguồn lực từ tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, biển,…
  • Nguồn lực kinh tế, xã hội: vốn, chính sách phát triển, lịch sử, văn hoá, nguồn lao động,…

Nguồn lực từ bên ngoài:

  • Vốn đầu tư nước ngoài;
  • Nguồn nhân lực nước ngoài;
  • Thị trường nước ngoài;
  • Khoa học công nghệ nước ngoài;
Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em

2. Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em

Để tìm hiểu được nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em thì cần có sự quan sát, tìm tòi các báo cáo về địa phương. Tuy nhiên việc quan sát sự phát triển kinh tế của địa phương xung quanh cũng không phải là điều khó khăn.

Các em hoàn toàn có thể xem xét kinh tế và xu hướng kinh tế của nơi em sinh sống và phân tích về các yếu tố đưa đến sự phát triển kinh tế như hiện tại. Dưới đây hoatieu.vn sẽ ví dụ cụ thể một vài trường hợp để bạn đọc hiểu được.

Ví dụ 1: Địa phương em sinh sống là một vùng quê và chủ yếu người dân đều trồng rau màu. Vì thế địa phương em sinh sống có một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế nông nghiệp là:

  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất, nước, khí hậu: nơi em sinh sống là đồng bằng ven sông nên đất đai màu mỡ, nước tưới tiêu đẩy đủ, khí hậu trồng được rau màu cả vụ đông lẫn hè,...
  • Có nguồn lao động canh tác nông nghiệp giàu kinh nghiệm;

Ví dụ 2: Địa phương em sinh sống là một thành phố lớn và có nhiều khu công nghiệp. Vì thế địa phương em có một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế công nghiệp như sau:

  • Có vị trí địa lí và hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi để vận chuyển và sản xuất hàng hoá đi các tỉnh;
  • Có nguồn lao động trẻ và dồi dào;
  • Có vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương, vì phần lớn các cơ sở sản xuất đều là của doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy có thể thấy mỗi địa phương có những thế mạnh kinh tế khác nhau thì có nguồn lực chính để phát triển cũng khác biệt.

3. Nêu những thế mạnh phát triển kinh tế ở địa phương nơi em sinh sống

Nguồn lực là các lợi thế có sẵn để một địa phương, quốc gia dựa vào đó làm lực đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực được coi là thế mạnh phát triển kinh tế địa phương bao gồm: vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, đường lối chính sách của cơ quan nhà nước, thị trường...

Ví dụ về những thế mạnh phát triển kinh tế ở địa phương nơi em sinh sống (Hà Nam)

Một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở Hà Nam

* Nguồn lực bên trong:

- Vị trí địa lí: Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông đa dạng với đường bộ (gồm quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ mang tính liên kết vùng cao), đường sắt Bắc – Nam và hệ thống giao thông đường sông.

=> Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nam giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ và cả nước; phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị, khu công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, logistics và thương mại.

- Nguồn lực tự nhiên:

+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

+ Đa dạng cảnh quan sinh thái với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh => phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh. (khu du lịch Tam Chúc, Núi Cấm, lễ hội Tịch Điền...)

- Nguồn lực con người: Với sự đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Hà Nam luôn nằm trong top đầu cả nước với điểm bình quân và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao => là nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết để phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp CNC, công nghệ thông tin...

- Chính sách của địa phương: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, chính quyền Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm cải thiện, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng. Ví dụ như: thực hiện 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư (cam kết về nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thuế đất, rút gọn thủ tục hành chính...); tranh thủ sự quan tâm của Trung ương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đường xá; lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp...

* Nguồn lực bên ngoài:

- Hoạt động xúc tiến đầu tư với các công ty/doanh nghiệp nước ngoài: là một trong các địa phương đứng đầu về số vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là những thế mạnh cả về nội lực và ngoại lực giúp nền kinh tế của Hà Nam những năm qua phát triển bền vững, giảm dần tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại và du lịch - dịch vụ, thương mại.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
3 4.594
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm