Quy trình học bảng chữ cái Tiếng Việt mới nhất

Bảng chữ cái Tiếng Việt là nền tảng đầu tiên cho việc học ngôn ngữ Việt. Để học tốt Tiếng Việt, đầu tiên là phải học thuộc lòng 29 chữ cái Tiếng Việt. Sau đây là Quy trình học bảng chữ cái mới nhất.

Cách hoch bảng chữ cái Tiếng Việt

Phần 1: Nhóm chữ với nét thẳng

Bài 1: Nhóm chữ i, u, ư

Quy trình học bảng chữ cái mới nhất

1. Chữ i:

Đọc: chữ i (âm i)

Viết:

- I (I in hoa)

- i (i thường)

Cho trẻ đố chữ I (in hoa) và chữ i (thường) theo mẫu chữ lớn.

Tìm chữ: Sau khi cho trẻ đọc và đố chữ i, cho trẻ tìm chữ i trong các từ: đi, ti vi .v.v...

Mỗi từ đi, ti vi, viên bi (có kèm hình ảnh để trẻ vừa tìm từ vừa kết hợp nhìn liên hệ từ với hình ảnh) có thể sau khi trẻ tìm chữ xong cho trẻ chỉ từ và đọc theo người lớn các từ: đi, ti vi.v.v

2. Chữ u:

Đọc: chữ u (âm u)

Viết:

- U (in hoa)

- u (viết thường)

Cho trẻ đố chữ U và u theo mẫu chữ lớn.

Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ u, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ u:

Tranh xích đu (từ xích đu), trẻ tìm chữ u trong tiếng đu (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ u và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ u cho trẻ)

3. Chữ ư:

Đọc: chữ ư (âm ư)

Viết:

- Ư (in hoa)

- ư (viết thường)

Cho trẻ đố chữ Ư và ư theo mẫu chữ lớn.

Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ ư, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ ư: tranh sư tử (từ sư tử), trẻ tìm chữ ư trong tiếng sư và tử, tìm chữ u trong từ: bao thư.v.v...

* Luyện tập:

- Trò chơi:

Tìm chữ trong từ, tiếng:

Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ i, u, ư mà bé vừa học bên ô bên trái.

Sau khi gạch dưới các chữ i, u, ư vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng:

Ví dụ: từ đi học: có chữ i trong tiếng: Đi, nối từ đi học với ô chữ i.

Từ có chứa chữ i, u, ưChữ cái: i, u, ư

Đi học

Xích đu

Sư tử

Viên bi

Cá thu

Bao thư

Chim ri

Dây thun

Cá ngừ

Chữ i

I i

Chữ u

U u

Chữ ư

Ư ư

- Kể chuyện:

Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ i, u, ư (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại)

* Chú ý: Thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ.

Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn.

Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại.

Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc.

Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo.

......

Để xem đầy đủ nội dung, mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi