Tổng hợp nét chữ cơ bản và chữ cái cho học sinh lớp 1 tập viết 2024
Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết tổng hợp nét chữ cơ bản và chữ cái cho học sinh lớp 1 tập viết để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp bao gồm các nét chữ cơ bản và chữ cái dành cho các bé bước vào lớp 1 tập viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về làm tài liệu cho bé tập viết khi chuẩn bị bước vào lớp 1.
Những nét chữ cơ bản và chữ cái gồm nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc, nét cong.... để các bé luyện tập ngay tại nhà.
Các nét cơ bản cho bé vào lớp 1
- I. Các nét cơ bản trong Tiếng Việt là gì?
- II. Các nhóm chữ cái cấu tạo bởi các nét cơ bản
- III. Video các âm và nét chữ cơ bản trong Tiếng Việt
- IV. Mẫu các nét chữ cơ bản và chữ cái cho bé tập viết
- V. Hướng Dẫn Viết Các Nét Cơ Bản Của Lớp 1 Cho Bé
- VI. Cách viết chữ ghép lớp 1 đúng ô li
- VII. Lưu ý khi rèn các nét cơ bản cho bé vào lớp 1 dành cho các bậc phụ huynh
Bước vào lớp 1 là lúc con bắt đầu hành trình luyện viết thú vị nhưng cũng nhiều thách thức. Việc cha mẹ dạy cho bé các nét và chữ cơ bản lớp 1 sẽ giúp trẻ không bị bỡ ngỡ khi bước vào chương trình học lớp 1, dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Dưới đây là Tổng hợp những nét cơ bản và chữ cái cho bé tập viết, phù hợp để các bé 5 - 6 tuổi luyện viết chữ chuẩn bị vào lớp 1. Hy vọng đây sẽ là tài liệu giúp cha mẹ tập viết nét cơ bản cho bé vào lớp 1 hiệu quả, trang bị con một hành trang vững chắc nhất.
I. Các nét cơ bản trong Tiếng Việt là gì?
Các nét cơ bản trong tiếng Việt chính là các nét cấu thành các chữ trong bản chữ cái tiếng Việt. Nắm được cách viết các nét này một cách thành thạo chính là cơ sở để việc luyện viết của các bé nhanh và dễ dàng hơn. Dưới đây là tên gọi các nét cơ bản cho bé tập viết chữ lớp 1:
- Nét thẳng: Thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên
- Nét cong: Cong kín, cong hở (gồm cong phải + cong trái)
- Nét móc: Móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải), móc hai đầu
- Nét khuyết: Khuyết xuôi, khuyết ngược
- Nét hất và nét ghi dấu phụ:
- Nét gãy (trên đầu các chữ cái â, ê, ô): Tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái - phải)/còn gọi là “dấu mũ”.
- Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă): Dấu mũ của chữ “ă”.
- Nét râu (ở các chữ cái ơ, ư): Dấu của chữ “ơ”, “ư”.
- Nét chấm (trên đầu chữ cái i): Dấu chấm của chữ “i”.
- Nét vòng (nét xoắn, nét thắt): Dùng cho các chữ k, b, v, r, s…
II. Các nhóm chữ cái cấu tạo bởi các nét cơ bản
Việc xác định các nhóm chữ cái được cấu tạo bởi các nét cơ bản nào sẽ giúp các bé nhận diện chữ cái nhanh hơn, nhớ chữ lâu hơn qua việc nhớ cách cấu tạo các chữ:
1. Nhóm 1: Gồm 8 chữ cái: i, u, ư, t, n, m, v, r
- Đặc điểm cơ bản của nhóm 1:
- Hầu hết các chữ cái ở nhóm 1 đều có chiều cao 1 đơn vị (ĐV) - (riêng chữ cái t cao 1,5 ĐV); bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 ĐV (riêng chữ cái m rộng 1,5 ĐV).
- Chữ cái ở nhóm này thường được cấu tạo bởi các nét móc (móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu). Khi luyện viết chữ, hai nét móc xuôi và móc hai đầu cần được chú trọng vì chúng khó viết hơn nét móc ngược; 4 chữ cái n, m, v, r cần được luyện tập nhiều lần để nét viết mềm mại, đẹp mắt.
- Các lỗi dễ mắc:
- Nét móc hay bị đổ nghiêng
- Phần đầu hoặc cuối nét móc bị choãi ra.
- Nối hoặc kết hợp 2 nét cơ bản trong chữ viết chưa thật chuẩn, dễ biến dạng hình chữ (VD: m, v, r)
- Cách khắc phục: HS luyện viết thật tốt nét móc (theo thứ tự: móc trái – móc phải – móc hai đầu); khi viết, cần chú ý điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối.
2. Nhóm 2: Gồm 6 chữ cái: l, b, h, k, y, p
- Đặc điểm cơ bản của nhóm 2:
- Các chữ cái ở nhóm 2 thường có chiều cao 2,5 ĐV (riêng chữ cái p cao 2 ĐV), bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 ĐV.
- Về cấu tạo, chữ cái ở nhóm này thường có nét khuyết (khuyết xuôi, khuyết ngược), có những điểm gần gũi với chữ cái ở nhóm 1 (VD : Nửa dưới của chữ b giống chữ v, nửa dưới của chữ h giống chữ n, nửa trên của chữ y giống chữ u,…).
- Khi luyện viết chữ, hai nét khuyết xuôi và khuyết ngược đều cần được chú trọng; tập trung luyện viết cho đẹp 4 chữ cái l, b, h, k (chú ý tạo vòng xoắn ở chữ b và chữ k vừa phải, hợp lí trong hình chữ).
- Các lỗi dễ mắc:
- Hay viết sai điểm giao nhau của nét khuyết;
- Chữ viết chưa thẳng (nhất là chữ có nét khuyết ngược: y), dễ bị nghiêng hoặc khó kết hợp nét chữ (VD: k).
- Cách khắc phục: Trước tiên, cho HS luyện viết nét khuyết (xuôi, ngược) theo mẫu, chú ý điều khiển Chú ý luyện viết các chữ được phối hợp 2, 3 nét cơ bản (b, h, k,…), giữ vững đầu bút để điều khiển chính xác, không run tay.
3. Nhóm 3: Gồm 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s
- Đặc điểm cơ bản của nhóm 3:
- Các chữ cái ở nhóm 3 có 3 loại độ cao khác nhau song đa số vẫn là các chữ cái có chiều cao 1 ĐV (10/15 chữ cái), các chữ cái d, đ, q cao 2 ĐV, chữ cái g cao 2,5 ĐV (riêng chữ cái s cao 1,25 ĐV).
- Bề rộng cơ bản của hầu hết các chữ cái trong nhóm 3 là 3/4 ĐV (riêng chữ s rộng 1 ĐV, chữ x rộng tới 1,5 ĐV).
- Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi các nét cong (cong kín, cong hở), trong đó nét cong kín (chữ o) có mặt ở 10 chữ cái, tạo sự liên hệ gần gũi về hình dạng giữa các chữ.
- Do vậy, muốn luyện viết đẹp các chữ cái ở nhóm 3, phải tập trung luyện viết thật tốt chữ o (từ chữ o, dễ dàng chuyển sang viết các chữ ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, dễ tạo được các nét cong khác để viết được các chữ còn lại).
- Các lỗi dễ mắc: HS thường mắc lỗi viết chữ o với chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều, đầu to, đầu bé, méo mó….
- Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này, cần viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Giáo viên cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp. Sau đó hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ.
III. Video các âm và nét chữ cơ bản trong Tiếng Việt
Mời các bạn xem video dưới đây để hướng dẫn cho bé nhận biết, biết cách đọc các nét cơ bản của lớp 1, cách viết các các âm và nét chữ cơ bản trước khi bước vào lớp 1.
IV. Mẫu các nét chữ cơ bản và chữ cái cho bé tập viết
1. Nét thẳng
Nét thẳng là một trong các nét cơ bản cho bé vào lớp 1 đầu tiên mà con trẻ được làm quen. Với việc chỉ có một đường thẳng hàng từ trên xuống dưới, hoặc từ dưới lên trên. Nét thẳng không yêu cầu sử dụng quá nhiều kỹ thuật hay kỹ năng, nên nét này được xem là đơn giản và dễ viết nhất.
Tuy nhiên, để bé có thể tập viết chữ đẹp, thực hiện nét thẳng ngay ngắn, hoàn chỉnh nhất thì phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cầm bút chắc bằng 3 ngón tay, các ngón cách ngòi bút khoảng 2.5 cm và không run tay.
2. Nét ngang
3. Nét xiên
4. Nét móc
Nét móc gồm có nét móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải), móc hai đầu.
5. Nét cong
Nét cong có hình dạng uốn lượn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận vì rất dễ bị đứt quãng khi viết. Nét cong gồm có nét cong trái, cong phải và cong kín.
6. Nét khuyết, nét hất
Nét khuyết trên để ghi một phần âm h, k, l và nét khuyết dưới ghi một phần âm g, nét khuyết ghép ghi một phần âm gh, ngh. Nhóm chữ này bao gồm các chữ: i, t, u, ư, p, n, m chúng đều có chung một đặc điểm là sử dụng nét hất ( nét sổ) và nét móc.
Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
V. Hướng Dẫn Viết Các Nét Cơ Bản Của Lớp 1 Cho Bé
Trên đây là giới thiệu các nét chữ cơ bản cho các bé làm quen khi vào học lớp 1. Mới đầu học, cha mẹ cần sát sao và giúp đỡ con bởi các con sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các nét chữ. Cha mẹ nên dạy con cách viết chuẩn như hướng dẫn bên dưới để con có nét chữ đẹp nhất.
1. Cách viết nét thẳng
- Nét thẳng đứng: Đặt bút ở đường kẻ số 2 sau đó rê bút mạnh từ trên xuống dưới đến đường kẻ đậm 1.
- Nét thẳng xiên: Đặt bút trên đường kẻ đậm ở góc ô, đưa lên một nét theo hướng xiên phải đến đường kẻ 2.
2. Cách viết nét cong
Đặt bút ở giữa ô li 1 và rê bút lượn cong sang trái đến gần đường kẻ 1 lượng cong tròn đầu. Điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.
3. Cách viết nét móc
Đặt bút giữa ô ly 1. Rê bút lên theo hướng xiên phải đến gần đường kẻ 1 rồi lượn cong tròn đầu. Sau đó kéo bút xuống trùng với đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm và lượn cong đưa lên. Cuối cùng dừng bút ở giữa ô ly 1.
4. Cách viết nét khuyết
Đặt bút trên dòng kẻ thứ 2 cách đường kẻ đứng nửa ô li về bên trái đưa lên góc đường kẻ thứ 3 → giữa đường kẻ thứ 4 → góc đường kẻ thứ 1 trên → chạm vào đường kẻ thứ 2 trên → đưa nét thẳng dọc theo đường kẻ đứng và kết thúc tại đường kẻ thứ nhất. Viết nét khuyết dưới tương tự nhưng ngược lại với nét khuyết trên.
VI. Cách viết chữ ghép lớp 1 đúng ô li
Chữ ghép là bước mà bé cần phải học sau khi đã hoàn thành viết được chữ đơn. Khi viết chữ ghép bố mẹ cũng nên dạy nghĩa chữ cho con. Như vậy trẻ cũng sẽ nhớ mặt chữ tốt hơn và có ích cho đánh vần sau này. Ví dụ chữ n ghép với chữ g sẽ thành chữ ng, chữ này có trong các từ nào…
Việc dạy bé viết chữ ghép lớp 1 đúng ô li nên làm gì đầu tiên? Đó chính là phải hướng dẫn cho trẻ nhận thức được thế nào là đường thẳng, thế nào là ô li. Phải giúp trẻ hiểu được chữ viết ô li phải nằm giữa 2 đường thẳng (chữ 1 ô li) hoặc giữa 3 đường thẳng (chữ 2 ô li).
Đồng thời, cũng cần hướng dẫn trẻ về độ cao của các chữ. Ví dụ rộng 2 ô li thì độ cao sẽ là 3 ô li hay 5 ô li. Khi trẻ hiểu được vấn đề, hướng dẫn trẻ sẽ đơn giản hơn. Chỉ sau vài ngày trẻ cũng sẽ tự viết thành thạo được. Ngược lại, trẻ chỉ có thể nhìn theo và viết như cái máy, chữ viết cũng sẽ không đúng chuẩn.
VII. Lưu ý khi rèn các nét cơ bản cho bé vào lớp 1 dành cho các bậc phụ huynh
Ngoài rèn luyện và dạy các nét cơ bản đúng cách, nhằm giúp con yêu của mình sẽ viết được những con chữ thật đẹp, đúng chính tả và đảm bảo sức khỏe. Chúng ta đừng quên hướng dẫn các kỹ năng cần thiết dưới đây:
1. Dạy con cách rê bút chính xác
Bố mẹ có thể dạy con rê bút đúng bằng việc nhấc nhẹ đầu bút. Nhưng chú ý vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước. Hay cũng có thể là tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.
2. Lia bút khoa học nhất
Là việc dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác nhanh chóng. Tuyệt đối không chạm vào mặt giấy, luôn có khoảng cách nhất định giữ mặt giấy với đầu bút.
3. Cách cầm bút chuẩn
Các bậc phụ huynh day trẻ cầm bằng 3 ngón (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa). Trong đó ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút, ngón giữa để dưới dùng đỡ bút. Hướng dẫn trẻ cầm bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ, không được dựng đứng 90 độ.
4. Khi thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa
Nếu bố mẹ thấy con cầm bút sai phải sữa ngay bởi càng để lâu càng khó khắc phục. Khi đó bố mẹ nên có sự kiên nhẫn, dùng yêu thương khuyến khích trẻ làm đúng. Tuyệt đối không dọa nạt, quát tháo hay phạt, điều này sẽ khiến trẻ áp lực và sợ hãi.
5. Khi rèn các nét cở bản cho bé vào lớp 1 cần tư thế ngồi đúng
Khi rèn các nét cơ bản cho bé là lưng thẳng, bàn ngang ngực. Nhưng bố mẹ nhớ là không để bàn chạm vào ngực và đặt vở thẳng với mép bàn.
6. Hướng dẫn, kèm cặp mỗi ngày
Trong quá trình rèn luyện nét chữ cho con, phụ huynh phải dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút thực hành và luôn bên cạnh kèm cặp, hướng dẫn.
Mỗi bé sẽ có một khả năng khác nhau, không ai giống ai. Nên cha mẹ không được tạo áp lực cho con, có thể kết quả trở thành tệ hơn mà thôi. Tại sao không thử có phần thưởng và lời khen ngợi để khuyến khích con.
Trên đây là một số cách thực hiện và lời khuyên cho quý bậc phụ huynh khi hướng dẫn các nét cơ bản cho bé vào lớp 1. Mong rằng bạn và con trẻ sẽ sớm vượt qua “chướng ngại vật” này thành công, với những nét chữ đẹp, tròn trịa!
Các bạn có thể bấm vào nút tải về Tổng hợp nét chữ cơ bản và chữ cái để in ra cho con em mình luyện tập ngay tại nhà, để tránh gặp bỡ ngỡ trước khi bước vào cảnh cửa lớp 1.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Top 7 Kịch bản Ngày hội đến trường của bé năm học 2024-2025
-
Kế hoạch Đại hội cháu ngoan Bác Hồ năm 2024
-
Biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa lớp 6
-
Mẫu lời khen ngợi học sinh cuối năm 2024
-
Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên theo Thông tư 17
-
Mẫu phiếu dự giờ 2024
-
5 Mẫu biên bản đại hội Đoàn mới nhất 2024 và cách viết
-
Cách viết bản kiểm điểm học sinh đánh nhau 2024 mới nhất
-
Sổ theo dõi tổng hợp thi đua của lớp trưởng năm 2024 - 2025 (mới nhất)
-
5 Mẫu thông báo nghỉ học 2024 và cách viết
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối kì I theo Thông tư 22 có thiết kế phần thống kê
Mẫu bảng phân công công việc 2021
(Mới nhất) Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non 2024
Sơ yếu lý lịch dùng cho việc đi học tập, công tác tại nước ngoài
Lời chúc tốt nghiệp hay nhất 2023
Mẫu quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến