Phong trào thi đua “gió đại phong” diễn ra trên lĩnh vực nào?

Phong trào "Gió đại phong" là tên gọi phong trào thi đua trải dài từ đồng bằng lên miền núi vào những năm 60 của thế kỉ XX. Vậy phong trào thi đua “gió đại phong” diễn ra trên lĩnh vực nào? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu trong bài nhé.

1. Phong trào thi đua “Gió đại phong” diễn ra trên lĩnh vực nào?

"Gió đại phong" là một phong trào thi đua diễn ra trên lĩnh vực nông nghiệp, khởi nguồn từ hiện tượng Hợp tác xã Đại Phong.

Phong trào thi đua “Gió đại phong” diễn ra trên lĩnh vực nào?
Phong trào thi đua “Gió đại phong” diễn ra trên lĩnh vực nào?

2. Nguồn gốc của phong trào "Gió đại phong"

Phong tào "Gió đại phong" lấy từ tên gọi của hợp tác xã Đại Phong nằm ở khu vực trung tâm của vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu, nên năng suất lúa thấp, chỉ đạt từ 18-20 tạ/mẫu. Đời sống các hộ nông dân Đại Phong rất khó khăn.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Đại Phong tiến hành các nhiệm vụ khôi phục kinh tế, thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất và từng bước xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Từ đầu năm 1958, thôn Đại Phong đã có các tổ đổi công, làm tiền đề cho việc xây dựng hợp tác xã, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Sau khi phát triển về quy mô, các hợp tác xã ở Đại Phong đã có bước tiến vượt bậc, phá thế độc canh, phá xiềng 3 sào, nâng diện tích gieo cấy, tăng năng suất, mở thêm ngành nghề. Điển hình như Hợp tác xã 6/1 đã đạt bình quân 869,5 kg lương thực/người; Hợp tác xã Trần Phú đạt bình quân 613,5kg lương thực /người. Đời sống của các hộ xã viên nhìn chung được nâng lên.

Chỉ sau 4 tháng kể từ ngày thành lập, do tập trung được sức lao động lớn trong toàn thôn nên Hợp tác xã Đại Phong đã khai hoang được gần 200 mẫu, khôi phục trên 90 mẫu ruộng hóa ở đồng sâu, làm được gần 4 vạn m3 thủy lợi. Diện tích trồng trọt tăng lên 7 sào 9 thước/người4. Ngoài ra, Hợp tác xã còn đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật canh tác, thực hiện phong trào khoanh vùng thủy lợi chống mặn để cấy được hai vụ trong một năm; phát triển nhiều ngành, nghề nhằm khai thác số ngày công còn dư thừa trong năm của xã viên. Đến cuối năm 1960, Hợp tác xã Đại Phong có tất cả 26 ngành nghề.

Đánh giá bài viết
1 274
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi