Phân phối chương trình Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo (Bản 1+2) 2024

Tải về

Phân phối chương trình Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo 2024 Bản 1, Bản 2 - HoaTieu.vn xin giới thiệu Kế hoạch dạy học lớp 5 môn Mĩ thuật CTST hay còn gọi là Đề cương tổng thể SGK Mĩ thuật 5 gồm đầy đủ nội dung từng tiết học trong 35 tuần của cả hai học kỳ. Mẫu PPCT môn Mỹ thuật lớp 5 sách Chân trời sáng tạo file word hỗ trợ giáo viên nhanh chóng xây dựng Kế hoạch dạy học và soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Mời quý bạn đọc tham khảo và tải về Mẫu kế hoạch giảng dạy - PPCT Mĩ thuật lớp 5 CTST file Word/PDF tại bài viết này.

Năm học 2024-2025, Bộ SGK Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành sẽ chính thức triển khai tại các trường tiểu học trên toàn quốc. Đặc biệt, cấu trúc và nội dung của bộ sách sẽ được thay đổi hoàn toàn mới, biên soạn theo hướng gợi mở, thiết kế nhiều hoạt động trải nghiệm để giải quyết một số vấn đề về năng lực Mĩ Thuật tạo hình và ứng dụng cho các em HS.

1. Phân phối chương trình Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo Bản 1

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ KIẾN
KẾ HOẠCH DẠY HỌC SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – BẢN 1

Theo yêu cầu của Chương trình Mĩ thuật 2018, thời lượng thực hiện Chương trình môn Mĩ thuật 5 là 35 tiết/năm học, trong đó quy định hai mạch nội dung chính: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

Nội dung Mĩ thuật tạo hình được thiết kế gồm 11 bài (22 tiết).

Nội dung Mĩ thuật ứng dụng được thiết kế gồm 6 bài (12 tiết).

Tổng kết năm học gồm 1 bài (1 tiết).

Kiểm tra đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học, cụ thể là lớp 5, quy định gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét với ba hình thức: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên.

Kết quả đánh giá định kì được hướng dẫn là sự tổng hợp kết quả đánh giá đánh giá thường xuyên, vì vậy chúng tôi không xây dựng tiết kiểm tra như một số môn học khác mà thay vào đó giáo viên mĩ thuật sẽ tổng hợp kết quả đánh giá các bài vẽ, sản phẩm của học sinh trong quá trình học tập để làm kết quả đánh giá định kì. Kết quả đánh giá định kì cuối học kì I là tổng hợp kết quả từ đầu năm học đến kết thúc học kì I; Kết quả đánh giá định kì cuối học kì II là tổng hợp kết quả đánh giá từ đầu học kì II đến kết thúc học kì II.

Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 5 cụ thể như sau:

Tuần

Tên bài học

Số tiết

Mục tiêu bài học

HỌC KÌ I

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

Mục tiêu chủ đề:

– Nêu được sự khác biệt về bề mặt của phù điêu với tranh vẽ.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài nhà trường.

– Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm mĩ thuật trong thực hành sáng tạo.

– Chia sẻ được tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường, lớp,…

1 – 2

Bài 1:

QUANG CẢNH TRƯỜNG EM

2

– Trình bày được cách kết hợp màu sắc với cảnh vật thể hiện không gian, sự vui tươi, nhộn nhịp trong tranh.

– Vẽ được bức tranh thể hiện một góc cảnh ở trường với các hoạt động của học sinh.

– Chỉ ra được nét, hình, màu thể hiện không khí vui tươi trong bài vẽ.

– Chia sẻ được giá trị và ý nghĩa của quang cảnh trường học xanh tươi, sạch đẹp và những cảm xúc của học sinh với bạn bè, thầy cô, trường lớp.

3 – 4

Bài 2:

BẠN CÙNG HỌC CỦA EM

2

– Nêu được cách tạo các lớp hình khối của cảnh vật trên mặt phẳng bằng đất nặn.

– Tạo được hình khối nổi bằng đất nặn diễn tả hoạt động của học sinh ở trường, lớp trên
mặt phẳng.

– Chỉ ra được các dạng hình khối tạo cảnh vật và không gian trong sản phẩm và tác phẩm phù điêu.

– Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của tình bạn trong học tập ở trường.

CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP

Mục tiêu chủ đề:

– Nêu được cách phối hợp các vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài thiên nhiên.

– Chỉ ra được sự khác nhau giữa tranh vẽ, tranh in, tượng và phù điêu qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp và vai trò của thiên nhiên trong nghệ thuật và trong cuộc sống.

5 – 6

Bài 1:
THIÊN NHIÊN TRONG
TRANH IN

2

– Nêu được cách tạo khuôn và in tranh bằng giấy bìa.

– Tạo được bức tranh in thể hiện cảnh vật thiên nhiên bằng đậm nhạt.

– Chỉ ra được không gian, sắc độ đậm nhạt và chất cảm trên bề mặt của sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp tạo hình và giá trị của nghệ thuật tranh in trong cuộc sống.

7 – 8

Bài 2:
NHỮNG
SẮC MÀU THIÊN NHIÊN

2

– Nêu được cách sử dụng hoà sắc nóng hoặc lạnh trong tranh vẽ.

– Tạo được bức tranh thể hiện thời gian, thời tiết của thiên nhiên.

– Chỉ ra được màu sắc tạo nét đặc trưng của thiên nhiên trong bài vẽ.

– Chia sẻ được ý nghĩa và giá trị của thiên nhiên trong cuộc sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

9 – 10

Bài 3:
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Ở CHÂU PHI

2

– Nêu được cách vẽ, cắt, đắp nổi và trang trí hình động vật từ các vật liệu khác nhau.

– Tạo được bức phù điêu về động vật hoang dã ở châu Phi.

– Chỉ ra được độ cao thấp của hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn động vật hoang dã.

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VÀ ĐỒ VẬT THÂN QUEN

Mục tiêu chủ đề:

Nêu được một số cách tạo sản phẩm mĩ thuật hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc.

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài gia đình.

Chỉ ra được yếu tố, nguyên lí tạo hình được sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật 2D và 3D.

Chia sẻ được nét đẹp và tình cảm, tình yêu thương trong mỗi gia đình.

11 – 12

Bài 1:
ĐỒ GỐM, SỨ TRONG
GIA ĐÌNH

2

– Chỉ ra được cách tạo hình, trang trí đồ vật theo hình thức sản phẩm gốm, sứ.

– Tạo và trang trí được mô hình đồ gốm sứ trong gia đình bằng đất nặn.

– Chỉ ra được đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ qua các đồ vật bằng gốm – sứ.

– Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của làng nghề thủ công truyền thống trong cuộc sống.

13 – 14

Bài 2:
HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
TỪ HÌNH
CẮT GIẤY

2

– Nêu được cách tạo hoạ tiết trang trí có tính cân bằng, tương phản, lặp lại.

– Tạo được hoạ tiết trang trí bằng cách cắt dán giấy.

– Chỉ ra được các nguyên lí trang trí có tính cân bằng, tương phản, lặp lại trong sản phẩm,
tác phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp và giá trị thẩm mĩ của hình trang trí trang trí có tính cân bằng,
tương phản, lặp lại trong cuộc sống.

15 – 16

Bài 3:
NGÀY TẾT TRONG
GIA ĐÌNH

2

– Nêu được cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

– Tạo được bức tranh thể hiện hoạt động của ngày Tết trong gia đình.

– Chỉ ra được hình chính, phụ trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp văn hoá truyền thống của gia đình trong cuộc sống.

HỌC KÌ II

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

Mục tiêu chủ đề:

Nêu được cách sử dụng một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mĩ.

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D về vẻ đẹp cảnh vật trên thế giới.

Chỉ ra được yếu tố tạo hình trong mỗi sản phẩm mĩ thuật.

Tôn trọng các kì quan, sản phẩm văn hoá cuả các nước trên thể giới; thể hiện được tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới.

17 – 18

Bài 1:

KÌ QUAN
THẾ GIỚI

2

– Trình bày được cách mô phỏng công trình kiến trúc theo ảnh.

– Vẽ được một công trình kiến trúc tiêu biểu trên thế giới bằng nét.

– Chỉ ra được nét tạo hình và đậm nhạt trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp tạo hình và ý nghĩa văn hoá của công trình kiến trúc thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.

19 – 20

Bài 2:

THIẾU NHI
THẾ GIỚI VỚI HÒA BÌNH

2

– Nêu được cách kết hợp các nhóm nhân vật để thể hiện đề tài trong tranh.

– Tạo được bức tranh về đề tài hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

– Chỉ ra được nhóm chính, nhóm phụ trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

21 – 22

Bài 3:
LINH VẬT
THỂ THAO

2

– Nêu được cách mô phỏng hình ảnh đặc trưng với màu sắc ấn tượng.

– Vẽ mô phỏng được hình linh vật thể thao yêu thích.

– Chỉ ra được nét, màu tạo điểm đặc trưng của hình mẫu linh vật.

– Chia sẻ được cảm nhận về nét đẹp và vai trò của hình linh vật trong các kì đại hội thể thao.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG QUANH EM

Mục tiêu chủ đề:

– Nêu được cách thể hiện yếu tố chính, phụ trong tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D diễn tả cuộc sống quanh em.

– Chỉ ra được yếu tố, nguyên lí tạo nên hình ảnh chính, phụ và không gian trong tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp văn hoá trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

23 – 24

Bài 1:

MÙA THU HOẠCH

2

– Nêu được cách sử dụng tư liệu hình ảnh để vẽ tranh theo đề tài.

– Tạo được bức tranh thể hiện đề tài mùa thu hoạch trong cuộc sống.

– Chỉ ra được hình, màu thể hiện hoạt động trong bài vẽ và tác phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp và ý nghĩa của ngày mùa trong cuộc sống.

25 – 26

Bài 2:

SÁNG TÁC TRUYỆN TRANH

2

– Nêu được cách tạo và sử dụng hình vẽ nhân vật trong các phân cảnh để sáng tác truyện tranh.

– Tạo được truyện tranh có hình một nhân vật chính trong các phân cảnh.

– Chỉ ra được yếu tố chính, phụ và lặp lại trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của truyện tranh trong học tập và trong cuộc sống.

27 – 28

Bài 3:

VẺ ĐẸP CỦA MẶT CHÍNH NGÔI NHÀ

2

– Nêu được cách tạo hình và trang trí phù điêu bằng vật liệu đã qua sử dụng.

– Tạo được hình mặt trước ngôi nhà bằng cách cắt, ghép, dán giấy bìa.

– Chỉ ra được các hình khối lồi, lõm và cách trang trí trong sản phẩm.

– Chia sẻ được ý nghĩa của việc bảo tồn, giữ gìn nét đẹp của di sản quê hương.

CHỦ ĐỀ: NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Mục tiêu chủ đề:

– Nêu được cách tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình ảnh về di sản của quê hương.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D thể hiện nét đẹp của di sản quê hương.

– Chỉ ra được yếu tố thẩm mĩ trong sản phẩm mĩ thuật thể hiện nét đẹp của di sản quê hương.

– Chia sẻ được giá trị văn hoá, nghệ thuật của di sản và có ý thức bảo tồn, phát huy với di sản của quê hương, đất nước.

29 – 30

Bài 1:

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

2

– Nêu được cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

– Tạo được bức tranh thể hiện hình ảnh của lễ hội trên quê hương.

– Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lí, tỉ lệ, lặp lại, nhấn mạnh trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp và vai trò của lễ hội truyền thống trong cuộc sống.

31 – 32

Bài 2:

ĐỒ CHƠI
DÂN GIAN

2

– Nêu được cách tạo hình rối đơn giản theo hình mẫu của đồ chơi dân gian.

– Tạo được hình nhân vật múa gậy trông trăng bằng giấy bìa màu.

– Chỉ ra được nguyên lí cân bằng và cách thức tạo sự chuyển động trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp văn hoá và cách ứng dụng đồ chơi dân gian trong học tập và vui chơi.

33 – 34

Bài 3:

MÔ HÌNH NHẠC CỤ
DÂN TỘC

2

– Trình bày được cách kết hợp các vật liệu đã qua sử dụng tạo sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được mô hình nhạc cụ dân tộc từ các vật liệu đã qua sử dụng.

– Chỉ ra được các dạng hình, khối và sự cân bằng, tương phản trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được giá trị của nhạc cụ dân tộc và ý thức, trách nhiệm của học sinh với vật liệu đã qua sử dụng.

35

Bài tổng kết:

GIỚI THIỆU CÁC BÀI HỌC TRONG SGK MĨ THUẬT 5

1

– Nêu được cách sử dụng phần mềm PowerPoint tạo bài trình chiếu giới thiệu sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được bài trình chiếu các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu của năm học.

– Chỉ ra được các hình thức mĩ thuật đã học qua bài trình chiếu.

– Chia sẻ được vai trò và ý nghĩa của thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm mĩ thuật.

2. Kế hoạch dạy học lớp 5 môn Mĩ thuật Chân trời sáng tạo Bản 2

KHDH môn Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo

BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Sách giáo khoa môn Mĩ thuật được định dạng:

- Tên sách: THUẬT 5 Chân trời sáng tạo – Bản 2

- Loại sách: Sách học sinh

- Số tiết: 35; Số trang dự kiến: 76 trang; Khổ sách: 19 x 26,5 cm; Số màu ruột: 4

ĐỀ CƯƠNG TỔNG THỂ SÁCH GIÁO KHOA THUẬT LỚP 5

STT

(1)

Tên Chương/Chủ đề/Tên bài (2)

(Tên chương/chủ đề có thể tách thành cột riêng nếu chương/chủ đề không trùng với bài, gồm nhiều bài

Số tiết (3)

(Nếu có sự phân biệt giữa chương/chủ đề/bìa thì cột này chỉ ghi số tiết của bài)

Ghi chú (4) (Thể hiện tính liên thông, tích hợp với các môn học khác)

Tên chủ đề

Tên bài

1

THẾ GIỚI TUỔI THƠ

Bài 1: Ngày hè

2

– Các môn văn hoá nghệ thuật truyền thống.

– Các môn khoa học xã hội, âm nhạc, giáo dục thể chất.

Bài 2: Cánh diều tuổi thơ

2

2

CUỘC SỐNG QUANH EM

Bài 3: Quê ngoại

2

Bài 4: Vòng quanh thế giới

2

3

LỄ HỘI

Bài 5: Lễ hội hoa

2

Bài 6: Trang phục lễ hội

2

4

HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

Bài 7: Cùng nhau xe đạp

2

Bài 8: Em là nhà vô địch

2

5

EM NHÀ SÁNG TẠO

Bài 9: Đôi bàn tay khéo léo

2

Bài 10: Em tập làm nghệ nhân

2

6

HÀNH TINH XANH

Bài 11: Bảo vệ không gian xanh

2

Bài 12: Em yêu cây xanh

2

7

KHÔNG GIAN VUI CHƠI

Bài 13: Khu vui chơi

2

Bài 14: Tạo hình đồ chơi

2

8

VUI TỚI TRƯỜNG

Bài 15: Tranh tường ở trường em

2

Bài 16: Trang trí lớp học

2

9

Ôn tập, đánh giá

3

Tổng cộng

35

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Chân trời sáng tạo trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 4.840
Phân phối chương trình Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo (Bản 1+2) 2024
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm