Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội có những điểm khác nhau nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Nhiễm sắc thể là một bài học rất hay trong chương trình Sinh học lớp 9, trong đó hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội là hai thể đặc trưng trong bài này. Hãy cùng Hoatieu tìm câu giải đáp cho câu hỏi Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong bài nhé.

1. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội được phân biệt dựa vào các điểm sau:

Tiêu chíBộ nhiễm sắc thể lưỡng bộiBộ nhiễm sắc thể đơn bội
Số lượng sợi NST
  • NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm 2 NST đơn có 2 nguồn gốc khác nhau, một từ bố và một từ mẹ.
  • Gen tồn tại thành từng cặp alen.
  • NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
  • Gen tồn tại thành từng chiếc alen.
Nơi tồn tại
  • Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai.
  • Tồn tại trong tế bào giao tử đực hoặc cái, là kết quả của quá trình giảm phân
Sự tương đồng với tế bào mẹ
  • Giống về mặt di truyền
  • Không giống
Sự hình thành
  • Hình thành từ nguyên phân
  • Hình thành từ giảm phân

2. Điểm giống nhau của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội có rất nhiều điểm khác nhau như Hoatieu đã liệt kê ở trên, vậy chúng có điểm gì giống nhau không? Hãy cùng khám phá những điểm giống nhau của Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội nhé:

  • Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội đều có mặt ở nhân.
  • Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội đều cấu tạo bởi phân tử ADN.
  • Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội đều có nhiệm vụ trong sự di truyền.

3. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là gì?

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội thường được kí hiệu là n.

Bộ đơn bội là bộ nhiễm sắc thể của giao tử, nghĩa là mỗi giao tử bình thường chỉ có n nhiễm sắc thể.

Trong quá trình sinh sản hữu tính, mỗi cơ thể nhất thiết phải bắt đầu phát triển từ một hợp tử, là kết hợp giữa một giao tử cái (n) với một giao tử đực (n) duy nhất, nên hợp tử là một tế bào xôma (2n). Do đó, mỗi giao tử bình thường chỉ mang một nửa số bộ nhiễm sắc thể của một tế bào xôma, nên "đơn bội" - theo nghĩa này - là có một nửa số nhiễm sắc thể được tìm thấy trong một tế bào xôma, nghĩa là một bộ đơn bội chỉ chứa một bản sao của mỗi nhiễm sắc thể trong cả bộ nhiễm sắc thể, còn một tế bào xôma thì chứa hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể (hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội)

4. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?

Bộ lưỡng bội (diploid) có hai nhiễm sắc thể tương đồng ở mỗi cặp nhiễm sắc thể, trong đó một chiếc do bố truyền cho, còn chiếc kia kế thừa từ mẹ.

Chẳng hạn ở người bình thường, mỗi tế bào lưỡng bội có 46 nhiễm sắc thể (2n), trong đó có n = 23 chiếc nhận từ bố qua tinh trùng, còn n = 23 chiếc nữa nhận từ mẹ qua trứng.

Các nhiễm sắc thể giới tính bắt cặp là tương đồng X và Y ở nam và tương đồng X và X ở nữ.

Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội thay đổi tùy theo sinh vật

Sinh vậtSố lượng NST lưỡng bội
E.coli Vi khuẩn1
Con muỗi6
Hoa loa kèn24
Ếch26
Con người46
Gà tây82
Con tôm254

Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc chỉ ra những điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng với sự di truyền qua đó quy định các tính trạng di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để trao đổi và thảo luận học tập nhé.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
32 58.810
0 Bình luận
Sắp xếp theo