Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ nào?
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc có những đóng góp to lớn đối với nền Văn học Việt Nam. Đặc điểm thơ của Nguyễn Khoa Điềm là giàu chất suy tư, xúc cảm. Vậy Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ nào? Sau đây là một số nét khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng như các tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm đã được Hoatieu tổng hợp xin chia sẻ để các bạn đọc cùng tham khảo.
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ nào?
A. Trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám – 1945
B. Trưởng thành ngay sau Cách mạng.
C. Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
D. Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
Đáp án: D
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-3-1943 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm xếp hạng nổi tiếng thứ 44773 trên thế giới và thứ 192 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.
Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…
Tác phẩm được xem là thành công nhất của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó chính là bài thơ “Đất nước”. Bài thơ ra đời trên chiến trường Bình Trị Thiên vào mùa đông năm 1971. Với việc kết hợp tinh tế giữa ca dao và dân ca vào trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cảm nhận mới lại của tác giả đối với đất nước. Bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh.
Sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì trực tiếp tồn tại trong cuộc chiến kháng chiến nên thơ của ông rất giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt hấp dẫn bởi cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng và mang màu sắc chính luận – trữ tình. Ông có ý thức rất cao về vai trò cũng như trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, vì vậy những áng thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần chiến đấu và bản chất anh hùng bất khuất của những người chiến sĩ Việt Nam.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng và gắn bó với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm đó chính là bài thơ “Đất nước” trích trong tập “Trường ca khát vọng” ra đời vào gần cuối năm 1971, ngay tại thời điểm mà kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Đây là một tác phẩm thành công vang dội, mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn vẹn về tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước. Bài thơ đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam và được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh trong chương trình Chương trình Ngữ văn THPT.
Bên cạnh đó, bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của ông cũng được tuyển chọn và đưa vào giảng dạy ở Chương trình Ngữ văn THCS.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm
- Cửa thép (tập ký, 1972)
- Đất ngoại ô (tập thơ, 1973)
- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (tập thơ, 1986)
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tập thơ, 1990)
- Cõi lặng (tập thơ, 2007)
Nguyễn Khoa Điềm là người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc, ông luôn khắt khe với những tác phẩm của chính mình. Thơ của ông luôn được định hình theo một phong cách riêng, nét riêng. Hầu hết những tác phẩm mà ông sáng tác đều viết về tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.
Tuy đây là những đề tài quen thuộc được nhiều người sáng tác, nhưng với cách nhìn sáng tạo, mới mẻ cùng tâm hồn cao đẹp đã giúp cho những tác phẩm của ông luôn tạo được dấu ấn riêng trong lòng người đọc..
Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật, nổi bật là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ “Cõi lặng” – năm 2010.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phương Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thơ
Top 6 mẫu phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời
Cảm nhận của em về khổ 3 4 của bài thơ Viếng lăng Bác
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Việt Bắc hay chọn lọc
Đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà
Nghĩa của từ hờ hững trong câu có chồng hờ hững cũng như không là gì?
Giải thích câu tục ngữ ăn được ngủ được là tiên không ăn không ngủ mất tiền thêm lo