Khi đi xe đạp điện, điều khiển hoặc ngồi sau xe máy em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân?

Khi đi xe đạp điện, điều khiển hoặc ngồi sau xe máy em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân? Để đảm bảo an toàn khi lưu thông thì khi di chuyển luôn tuân thủ quy định pháp luật và khuyến cáo của người hướng dẫn đi xe. Bảo vệ tính mạng khi tham gia giao thông là điều tiên quyết. Vậy khi đi xe máy và xe đạp điện cần phải làm gì để bảo đảm an toàn?

1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi đi xe đạp điện

Xe đáp điện là phương tiện phổ biến hiện nay cho học sinh, sinh viên bởi giá thành, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng khi đi học, đi mua đồ hay đi chơi gần. Nhưng khi sử dụng các bạn nên nắm rõ những quy định pháp luật và những nguyên tắc khi đi xe để đảm bảo an toàn:

  • Thứ nhất là phải luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện;
  • Thứ hai là điều khiển xe đúng cách, luôn chủ động khi lái xe;
  • Thứ ba là tuân thủ trọng tải của xe, không nên chở quá tải;
  • Thứ tư di chuyển với tốc độ vừa phải.

Ngoài ra những người đi xe đạp điện không được làm những hành động như sau khi đi xe:

  • Không đi xe dàn hàng ngang;
  • Không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Không làm hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi điều khiển và ngồi sau xe máy

Với xe máy thì cũng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo an toàn khi điều khiển và ngồi sau xe máy như sau:

Với người điều khiển xe máy:

  • Luôn đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách;
  • Biết cách sử dụng xe và biết điểu khiển xe máy;
  • Di chuyển với tốc độ phù hợp;
  • Tỉnh táo vào quan sát xe xung quanh;
  • Vượt xe khi cần thiết;
  • Nắm rõ quy định pháp luật về giao thông đường bộ;
  • Không uống rượu, bia khi lái xe;

Ngoài những hành động trên thì người điều khiển xe máy cũng không được phép làm những hành vi như đối với đi xe đạp điện phía trên.

Còn đối với người ngồi sau xe máy cần phải: 

  • Người ngồi sau xe máy cũng cần phải đội mũ bảo hiểm;
  • Ngồi thẳng người không nghiêng người sang bên trái phải;
  • Mặc trang phục gọn gàng;
  • Không hò hét khi đi đường;
  • Không mang, vác vật cồng kềnh;
  • Không sử dụng ô;
  • Không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

Như vậy việc tham gia giao thông cần biết những nguyên tắc và hành động để bảo đảm an toàn nhất có thể. Vì khi tai nạn giao thông xảy ra thì hậu quả khó lường.

3. Mức xử phạt khi người điều khiển xe đạp điện vi phạm các quy định về an toàn giao thông

Hiện nay, xe đạp điện, xe máy điện đã rất phổ biến, đa số người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện là các em học sinh THCS và THPT bởi sự tiện dụng, phù hợp kiểu dáng mà phương tiện này mang lại. Với việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, cũng dần hạn chế tình trạng học sinh đi xe máy trái phép khi chưa đủ tuổi quy định. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm vững quy định Luật an toàn giao thông đường bộ để điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn. Trong trường hợp người điều khiển xe đạp điện vi phạm các quy định về an toàn giao thông

Người tham giao thông bằng xe đạp điện nếu vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP  và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi vi phamj còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

=> Như vậy, người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cần nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật để điều khiển phương tiện an toàn. Do người điều khiển phương tiện này đa số là học sinh, vì vậy nhà trường và gia đình cũng cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn con em nên chấp hành tốt quy định khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện, trang bị đầy đủ cho các em những kiến thức liên quan và cách sử dụng xe hiệu quả, an toàn,hạn chế thấp nhất những nguy hiểmcó thể xảy ra cho bản thân và cộng đồng, tránh gây ra những hậu quả không lường.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Khi đi xe đạp điện, điều khiển hoặc ngồi sau xe máy em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
3 1.091
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • an cái
    an cái

    😄


    Thích Phản hồi 01/11/22
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm