Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024-2025 đã chính thức được phát động đến toàn thể các em học sinh trên toàn quốc nhằm tuyên truyền và nâng cao hiểu biết của các em về an toàn giao thông đường bộ. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông? là câu hỏi nhiều em học sinh thắc mắc chưa biết chọn phương án nào. Dưới đây là đáp án trắc nghiệm Câu hỏi thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và cách ứng xử khi tham gia văn hóa giao thông hiện nay của nước ta.

1. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?

A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.

B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.

C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường.

D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Giải thích:

- Đáp án A Sai vì theo điều 9 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định:

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy người điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định, xe không thể tự ý lựa chọn làn đường nào có ít phương tiện hơn.

- Đáp án C sai vì việc sử dụng còi và đèn nhiều không đúng quy định là vi phạm Luật GTĐB, vụ thể căn cứ theo Khoản 12, 13 Điều 8 Luật GTĐB có quy định các hành vi bị cấm như sau:

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

- Đáp án D sai vì căn cứ khoản 2, điều 13 Luật GTĐB hiện hành quy định:

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Như vậy, việc đi làn đường nào phải tuân thủ theo quy định pháp luật hoặc chỉ dẫn của người điều khiển giao thông chứ không thể chỉ vì đi chậm mà đi vào phần đường phía bên phải trong cùng dành cho xe thô sơ, xe máy. Và việc đi chậm chỉ đúng khi chúng ta quan sát nhường đường, rẽ hướng.

Vì vậy chọn đáp án B là đáp án đúng.

2. Cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay của nước ta

Giao thông luôn là vấn đề quan trọng và được nhiều cơ quan chức năng cũng như người dân quan tâm. Đặc biệt là hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều công trình được xây dựng, vì vậy giao thông hay đường xá đô thị vẫn chưa thực sự được quy hoạch đúng chuẩn, gây nên tình trạng kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông gia tăng... Tuy nhiên có một vấn đề ngày càng được nhấn mạnh và kêu gọi mọi người ủng hộ là cách ứng xử trong văn hóa giao thông ở nước ta.

Vậy có thể hiểu văn hóa giao thông là gì? Chúng ta vẫn thường nghe đến vẫn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp; nhưng gần đây lại xuất hiện cụm từ “văn hóa giao thông”. Khi nhắc đến văn hóa chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến thái độ cư xử đúng mực, cách giao tiếp giữa mọi người với nhau. Văn hóa giao thông cần phải có sự phối hợp giữa người tham gia giao thông và người quản lý giao thông.

Mọi người tham gia giao thông có văn hóa tức là phải tuân thủ các quy tắc giao thông được pháp luật quy định, đem nó trở thành thành ý thức và thói quen để thực hiện như: đi đúng làn đường của mình, không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, nhường đường cho xe ưu tiên... Cách cư xử có văn hóa này sẽ tạo nên môi trường tham gia giao thông lành mạnh và an toàn, hạn chế được sự quá tải cũng như tai nạn giao thông.

Tình trạng nhiều người tham gia giao thông hiện nay không coi luật giao thông ra gì, vi phạm luật nhưng lại vượt luật, gây náo loạn giao thông. Bộ phận này tập trung ở thanh thiếu niên, vì ý thức của họ chưa được nâng cao, không biết cách tự giác, cũng như muốn khẳng định cái “tôi’ của bản thân mình.

Tuy nhiên khi nói đến văn hóa giao thông thì cũng phải nhắc đến những người quản lý giao thông như cảnh sát giao thông, các cơ quan có nhiệm vụ điều tiết giao thông. Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cũng cần phải khiến cho dân phục. Điều này cũng xuất phát từ việc xử phạt công bằng, văn minh, không có trường hợp bỏ qua hay nhận tiền hối lộ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cư xử có văn hóa của những người tham gia giao thông.

Mặc dù quy định được ban ra nhưng không cần nhất thiết phải thực hiện cứng nhắc, khi có thể mềm dẻo thì vẫn có thể mềm dẻo được. Như thế sẽ tạo nên được môi trường tham gia giao thông lành mạnh.

Hiện nay, việc xây dựng các công trình giao thông như cầu vượt, mở rộng đường đang khiến cho tình trạng ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng. Để xử lý được vấn đề này cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và người điều tiết giao thông.

Một vấn đề về ứng xử văn hóa giao thông chính là “văn hóa xe bus”. Đây là một loại phương tiện công cộng, bởi thế cần xây dựng văn hóa xe bus lành mạnh để mọi người có thể hạn chế sự ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay.

Xây dựng được văn hóa giao thông lành mạnh có tác dụng rất lớn đối với người tham gia giao thông. Khi mọi người đều có ý thức và trách nhiệm thì sẽ tạo nên môi trường lành mạnh, hạn chế tai nạn cũng như mang lại sự trong lành cho những cung đường.

3. Một số hành vi thể hiện văn hóa giao thông

Một số hành vi thể hiện văn hóa giao thông của người tham gia giao thông: 

- Đi đúng làn đường, phần đường; không vượt đèn đỏ; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia vượt quá nồng độ quy định.

Không vượt đèn đỏ
Không vượt đèn đỏ

- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát.

Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông
Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông

- Chỉ điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông khi có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông cho mình và cho cộng đồng. Sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật, người già, phụ nữ, trẻ em… khi tham gia giao thông. Chấp hành các quy định chung khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 8.815
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm