Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy (bài soạn, giáo án) năm học 2023-2024
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy (bài soạn, giáo án) giúp các giáo viên nắm được quy trình và cách thức soạn kế hoạch bài dạy theo quy định mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo. Sau đây là nội dung chi tiết.
Hướng dẫn cách làm giáo án mới nhất
Phụ lục 4
ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp giáo viên tiểu học làm căn cứ xây dựng kế hoạch bài học, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
- Giúp các cấp quản lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá giờ dạy của giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
Đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động học của học sinh, qua đó đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn gồm các tiêu chí đánh giá được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy.
III. ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI
- Loại TỐT: tổng điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm, trong đó mỗi tiêu chí : 1.1; 1.4; 2.2; 2.4 đạt ít nhất 2,0 điểm.
- Lọai KHÁ: tổng điểm đạt từ 13,5 điểm đến dưới 18 điểm; tất cả các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 đạt ít nhất 1,0 điểm.
- Loại ĐẠT: tổng điểm đạt từ 10 điểm đến dưới 13,5 điểm.
- Loại CHƯA ĐẠT: tổng điểm dưới 10 điểm.
Ghi chú: Số điểm gợi ý của từng tiêu chí có thể điều chỉnh tùy theo mục tiêu đánh giá, khối lớp học, môn học, loại bài học, đảm bảo số điểm của 03 tiêu chuẩn: Hoạt động của giáo viên 8,0 điểm, Hoạt động của học sinh 8,0 điểm, Đánh giá chung 4,0 điểm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
Họ và tên người dự giờ:................................................……... Đơn vị:..................................
Họ và tên người dạy :……..…………………………….....……..Đơn vị .......................................
Môn học/Hoạt động giáo dục:………...........Tiết: …………………….....… Lớp:……............ Bài:………...........……………………………...................................................................................
Nội dung (Tiêu chuẩn) | Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm đánh giá | |
1. Hoạt động của giáo viên (8,0 điểm) | 1.1 | Nội dung, phương pháp và hình thức giao nhiệm vụ học tập cho học sinh đảm bảo chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn. | 2,5 | |
1.2 | Theo dõi, quan sát, phát hiện và hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. | 1,5 | ||
1.3 | Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập đảm bảo phù hợp, hiệu quả. | 1,5 | ||
1.4 | Việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh (làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận, thực hiện) đảm bảo chính xác, hiệu quả. | 2,5 | ||
2. Hoạt động của học sinh (8,0 điểm) | 2.1 | Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. | 1,5 | |
2.2 | Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ học tập. | 2,5 | ||
2.3 | Học sinh tích cực tham gia trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. | 1,5 | ||
2.4 | Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh đảm bảo đúng đắn, chính xác, phù hợp. | 2,5 | ||
3. Đánh giá chung (4,0 điểm) | 3.1 | Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng trong các hoạt động học đảm bảo phù hợp. | 1,0 | |
3.2 | Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh đảm bảo rõ ràng, chính xác. | 1,0 | ||
3.3 | Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh đảm bảo phù hợp. | 1,0 | ||
3.4 | Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh đảm bảo phù hợp. | 1,0 | ||
Tổng điểm | 20,0 |
Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ
I. Hoạt động của giáo viên
1. Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
Mức 1: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập phải hoàn thành, đảm bảo cho phần lớn học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ phải thực hiện.
Mức 2: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.
Mức 3: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho 100% học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.
2. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh
Mức 1: Theo dõi, bao quát được quá trình hoạt động của học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được những học sinh/nhóm học sinh có yêu cầu được giúp đỡ hoặc có biểu hiện đang gặp khó khăn.
Mức 2: Quan sát được cụ thể quá trình hoạt động trong từng học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được khó khăn cụ thể mà học sinh/nhóm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Mức 3: Quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng học sinh/nhóm học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng học sinh/nhóm học sinh đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập:
Mức 1: Đưa ra được những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh vượt qua khó khăn và hoàn thành được nhiệm vụ học tập được giao.
Mức 2: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm (hiểu sai, hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ) có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng (mang tính dẫn dắt, gợi ý, khái quát) để học sinh/nhóm học sinh tiếp tục hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
Mức 3: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm (hiểu sai, hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ) có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng (mang tính dẫn dắt, gợi ý, khái quát); khuyến khích được học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh
Mức 1: Có câu hỏi định hướng để học sinh/nhóm học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập lẫn nhau trong nhóm hoặc toàn lớp; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.
Mức 2: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.
Mức 3: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được sản phẩm học tập của mình và của bạn.
2. Hoạt động của học sinh
1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Mức 1: Phần lớn học sinh tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập được giao.
Mức 2: Hầu hết học sinh tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên còn một vài học sinh bộc lộ thái độ chưa tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
Mức 3: Tất cả học sinh tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
2. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
Mức 1: Nhiều học sinh tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số học sinh có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi.
Mức 2: Hầu hết học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài học sinh lúng túng hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động nhóm.
Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều học sinh/nhóm học sinh có sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ.
3. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Mức 1: Nhiều học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; tuy nhiên, nhiều học sinh/nhóm học sinh thảo luận chưa sôi nổi; vai trò của nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) chưa thật nổi bật; vẫn còn một số học sinh không trình bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức 2: Hầu hết học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; đa số học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; đa số nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) đã biết cách điều hành thảo luận nhóm; nhưng vẫn còn một vài học sinh không tích cực trong quá trình làm việc cá nhân/nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; các nhóm trưởng (đối với hoạt động nhóm) đều tỏ ra biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận của nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
4. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Mức 1: Nhiều học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hoàn thành hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu.
Mức 2: Đa số học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài học sinh trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu.
Mức 3: Tất cả học sinh đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà học sinh đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện.
III. Đánh giá chung
1. Các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy
Mức 1: Kiến thức/kĩ năng mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức/kĩ năng mới. Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức/kĩ năng mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.
Mức 2: Kiến thức/kĩ năng mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.
Mức 3: Kiến thức/kĩ năng mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng.
2. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy
Mức 1: Nội dung của mỗi hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập.
Mức 2: Nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; phương thức tổ chức hoạt động cho học sinh được trình bày cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.
Mức 3: Nội dung và cách thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; cách thức tổ chức hoạt động học cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.
3. Thiết bị dạy học và học liệu được lựa chọn để sử dụng trong Kế hoạch bài dạy
Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó.
Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.
Mức 3: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hoạt động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy
Mức 1: Phương án kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả nhưng chưa rõ phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của học sinh.
Mức 2: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học.
Mức 3: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học./.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Hà Thanh Hiền
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức (cả năm)
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
-
(Hình học + Đại số) Giáo án dạy thêm Toán 7 Cánh Diều
-
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
-
Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức
-
Giáo án Giáo dục thể chất 7 Chân trời sáng tạo file word
-
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 6: Ba chàng sinh viên
-
Giáo án Toán 8 Cánh Diều 2024 cả năm file word
-
Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
-
(Đủ 3 chuyên đề) Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án - Bài giảng
Giáo án Tiểu học theo công văn 2345 - Đủ 5 lớp
(Đủ 10 bài) Tải Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 Cánh Diều 2024-2025
Kế hoạch bài dạy Làm đồng hồ bằng chữ số La Mã lớp 3
Mẫu giáo án môn Toán lớp 7 theo công văn 5512
Giới thiệu bộ tools của phần mềm ActivInspire, các chức năng cơ bản của Activ trong thiết kế giáo án điện tử
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo 2023-2024