Gợi ý đáp án môn Đạo Đức module 4 Tiểu học

Gợi ý đáp án môn Đạo đức module 4 Tiểu học gồm những câu hỏi tự luận trong phần video khi tập huấn môn đun 4 cùng với 20 câu hỏi trắc nghiệm cuối khóa giáo viên phải hoàn thiện trong quá trình học tập module 4. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 4 tốt nhất và đạt kết quả cao, tiết kiệm thời gian.

Đáp án môn Đạo đức module 4 Tiểu học: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học được HoaTieu.vn chia sẻ, dựa trên quan điểm, góc nhìn cá nhân. Thầy cô chỉ nên tham khảo để hoàn thiện bài làm của mình sao cho đầy đủ nội dung, chứ không nên sao chép y nguyên.

Đáp án module 4 môn Đạo đức

1. Câu hỏi tương tác môn Đạo đức module 4

1. Dựa trên những định hướng trên đây và hiểu biết sẵn có, Thầy/ Cô hãy phác thảo một cấu trúc kế hoạch bài dạy môn Đạo đức.

Xây dựng cấu trúc bài dạy môn Đạo đức

Môn Đạo đức lớp ….

Tên bài học:…..; số tiết:……

Thời lượng:……

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).

- Hoạt động Luyện tập, thực hành.

- Hoạt động ứng dụng.

- Hoạt động mở rộng (nếu có).

4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).

…..…………………………………………………………………………………………………………

…..…………………………………………………………………………………………………………

2. Dựa vào các thông tin trên, thầy/cô nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Đạo đức?

Trả lời:

Chương trình tổng thể quy định, căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Chương trình môn Đạo đức nêu rõ, đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập.

- Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống.

- Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.

- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.

- Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Theo Thầy/ Cô, nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức và kế hoạch dạy học môn Đạo đức có gì giống và khác nhau ?

Trả lời:

Giống nhau: Đều dựa vào Chương trình giáo dục môn Đạo đức để xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh của mình phù hợp với chương trình môn học.

Khác nhau:

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức phản ánh qua hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Tổng hợp nhiều yếu tố để xây dựng được Kế hoạch dạy học môn Đạo đức. Còn nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức là một phần của Kế hoạch dạy học môn Đạo đức.

4. Phác thảo quy trình xây dựng môn Đạo đức

Thầy/ Cô hãy thử phác thảo một quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức.

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường môn Đạo đức được thực hiện theo các bước như sau:

- Nghiên cứu chương trình giáo dục môn đạo đức

- Phân tích bối cảnh dạy học môn đạo đức của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch dạy học môn đạo đức

- Hoàn thiện văn bản phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình

Gợi ý đáp án môn Đạo Đức module 4 Tiểu học

5. Phân tích hoạt động học của học sinh ở ví dụ minh họa đã cung cấp

Các bước phân tích hoạt động học của học sinh gồm:

– Các hoạt động học của học sinh được thiết kế theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới gồm: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá vấn đề (hình thành tri thức mới), hoạt động luyện tập (thực hành), hoạt động ứng dụng

– Các hoạt động học của học sinh hướng tới thực hiện đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học.

– Các hoạt động học của học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh.

– Các hoạt động học của học sinh đảm bảo thời gian dự kiến của bài học.

– Các hoạt động học của học sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học và đặc điểm, trình độ của đối tượng học sinh của lớp.

– Các hoạt động học của học sinh được thiết kế sinh động, hấp dẫn, kết hợp linh hoạt nhiều hình thức làm việc của học sinh (làm việc nhóm, cá nhân,…) để tránh nhàm chán.

– Các hoạt động đánh giá được thiết kế đồng bộ với các hoạt động học tập.

– Các sản phẩm khi kết thúc hoạt động học phù hợp và khả thi với đối tượng học sinh của lớp.

6. Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì? Theo Thầy/ Cô, quy định của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đối với chương trình môn Đạo đức về yêu cầu cần đạt về phương pháp sẽ được thể hiện như thế nào?

Trả lời

Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần tích cực hoá hoạt động của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đối với chương trình môn Đạo đức về yêu cầu cần đạt về phương pháp cụ thể là:

- Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

- Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;...

- Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh.

- Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

7. Quy trình xây dựng kế hoạch: Theo Thầy/ Cô, quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức có gì giống và khác với quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức?

Giống nhau: Đều dựa vào Chương trình giáo dục môn Đạo đức để xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh của mình phù hợp với chương trình môn học.

Khác nhau:

* Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức, gồm có 4 pha hoạt động :

- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).

- Hoạt động Luyện tập, thực hành.

- Hoạt động ứng dụng.

- Hoạt động mở rộng (nếu có).

* Kế hoạch dạy học môn Đạo đức chỉ gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh

8. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức:

  1. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức
  2. Phân tích bối cảnh dạy học môn Đạo đức của nhà
  3. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức
  4. Hoàn thiện văn bản, phê duyệt kế hoạch dạy học của nhà trường
  5. Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình

9. Theo Thầy/ Cô, quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức có gì giống và khác với quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức ?

Giống nhau: Đều dựa vào Chương trình giáo dục môn Đạo đức để xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh của mình phù hợp với chương trình môn học.

Khác nhau:

* Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức, gồm có 4 pha hoạt động:

- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).

- Hoạt động Luyện tập, thực hành.

- Hoạt động ứng dụng.

- Hoạt động mở rộng (nếu có).

* Kế hoạch dạy học môn Đạo đức chỉ gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh

10. Có thể tổ chức dạy học một chủ đề/bài học môn Đạo đức mà không cần Kế hoạch bài dạy hay không ? Vì sao?

- Không thể dạy học một chủ đề hoặc bài học môn Đạo đức mà không cần Kế hoạch bài dạy.

- Vì Dạy học là một quá trình có tính mục đích, giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, hình thành kĩ năng hoạt động và những phẩm chất của nhân cách. Mục đích này chỉ đạt được thông quá quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học, có một nội dung hiện đại và với phương pháp khơi dậy tính tích cực cao nhất của người học.

Kế hoạch dạy học bài học môn Đạo đức rất quan trọng vì đây chính là tấm bản đồ, trong đó vạch ra mục tiêu, những phẩm chất năng lực mà học sinh sẽ đạt được, nội dung học sinh cần lĩnh hội và cách làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả trong thời gian trên lớp.

KHDH bài học còn để phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ trong bài học, các loại hoạt động và tương tác diễn ra giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và tài liệu sẽ được sử dụng cho bài học. Vì vậy, rõ ràng một kế hoạch dạy học mở đường cho giáo viên thực hiện bài học đó một cách tốt nhất.

Căn cứ kế hoạch dạy học bài học, chúng ta có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV, vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng phương pháp, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh.Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một kế hoạch dạy học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy.

11. Ví dụ minh họa Kế hoạch dạy học môn Đạo đức của một nhà trường

Trước hết, chúng tôi đưa ra giả định một trường tiểu học có những bối cảnh như

- Sự đáp ứng trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên nhà trường đối với việc thực hiện chương trình: Điểm mạnh của đội ngũ giáo viên nhà trường là đa số tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, nắm được chương trình môn Đạo đức, nhận thức được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chương trình môn Đạo đức 2006 (hiện hành) so với chương trình mới 2018, giữa dạy học định hướng nội dung so với dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực... Bên cạnh đó, còn có một số giáo viên có năng lực chuyên môn chưa tốt, chưa coi trọng môn Đạo đức...

- Các điều kiện đáp ứng việc thực hiện chương trình mới: Nhà trường có đủ những tài liệu dạy học, các loại đồ dùng, phương tiện dạy học, các dụng cụ lao động... cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động dạy học môn Đạo đức.

- Khả năng, trình độ, mức độ được giáo dục của học sinh liên quan các nội dung, bài học đạo đức đối với mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình: Đa số học sinh nhà trường có những năng lực cần thiết để học tập tốt môn Đạo đức theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, về cơ bản, các em thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày qua các mối quan hệ khác .. Bên cạnh đó, còn có những học sinh học chậm, ỷ lại vào giáo viên và bạn bè, thiếu tích cực trong học tập, thực hiện những hành vi sai trái...

- Bối cảnh xã hội, thực tiễn địa phương liên quan việc thực hiện chương trình mới: Các thành phần gia đình của học sinh là đa dạng (phụ huynh học sinh là nông dân, công nhân, viên chức, buôn bán...), nhìn chung, các cơ quan, đoàn thể địa phương quan tâm đến giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, tuyệt đại đa số gia đình học sinh không theo tôn giáo nào, vị trí địa lý – xã hội của địa phương thuộc vùng ven đô nơi xe cộ qua lại tấp nập, môi trường tự nhiên địa phương có nhiều nguồn nước, nhiều cây .. Bên cạnh đó, tại địa phương, còn tồn tại những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến giáo dục học sinh như: gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định về an toàn giao thông, ứng xử thiếu văn hoá, bán hàng rong với nguồn thực phẩm không được kiểm soát... Ngoài ra, còn xảy ra các hiện tượng tai nạn đáng tiếc, nhất là đối với trẻ em, như: ngã do trèo cây, tai nạn giao thông, đuối nước, ngộ độc thực phẩm...

Dựa vào bối cảnh này, có thể xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức lớp 1 được minh hoạ sau đây.

a. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt

Bài đạo đức

Yêu cầu cần đạt

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

– Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Nhận biết được sự cần thiết của lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Kính trọng, yêu quý, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Thể hiện được lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

– Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu anh chị em trong gia đình.

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương anh chị em trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương anh chị em trong gia đình.

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

– Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

– Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.

– Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

Bài 4. Không nói dối

– Nêu được một số biểu hiện của việc nói thật, không nói dối.

– Biết vì sao phải nói thật, không nói dối.

– Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.

– Thực hiện được lời nói thật và không nói dối; biết nhận lỗi khi nói sai.

Bài 5. Trả lại của rơi

– Nêu được một số cách trả lại của rơi cho người đánh mất.

– Biết vì sao phải trả lại của rơi.

– Đồng tình với những hành vi trả lại của rơi; không đồng tình với những hành động không trả lại mà sử dụng của rơi của người đánh mất.

– Thực hiện được hành vi trả lại của rơi khi nhặt được.

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

– Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Biết vì sao phải sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Thực hiện được những hành vi thể hiện sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp như: sắp xếp góc học tập, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa...

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

– Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt đúng giờ.

– Biết vì sao phải sinh hoạt đúng giờ.

– Thực hiện được những hành vi sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện ở trường, trong sinh hoạt ở nhà.

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

– Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.

– Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

– Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề; ...

– Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân.

– Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do ngã của trẻ em.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do ngã.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã.

Bài 11. Phòng, tránh đuối nước

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng đuối nước của trẻ em.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước của trẻ em.

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

– Nêu được một số hiện tượng tai nạn giao thông.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông.

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do điện giật.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do điện giật.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích do điện giật.

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

– Nêu được một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích bị bỏng.

Những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức

Bài 1

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

– Lòng kính trọng, biết ơn thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi, việc làm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

– Công ơn, tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu của mình.

– Một số hành vi liên quan lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện lòng kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 2, 3, 4

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

– Tình yêu thương anh chị em được biểu hiện biểu hiện lời nói, cử chỉ, hành vi, việc làm của anh chị em dành cho nhau.

– Anh chị em cùng được sinh ra trong gia đình có cùng ông bà, cha mẹ, tình yêu thương lẫn nhau giúp cho gia đình thêm vui vẻ, hạnh phúc.

– Một số hành vi liên quan tình yêu thương anh chị em để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tình yêu thương anh chị em để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện tình yêu thương anh chị em mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

– Những việc học sinh cần tự giác làm liên quan việc học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường.

– Tác dụng của việc tự làm lấy việc của mình là giúp cho công việc trở nên hiệu quả, học sinh càng tiến bộ.

– Một số hành vi liên quan tự làm lấy việc của mình để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tự làm lấy việc của mình để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện tự làm lấy việc của mình mà học sinh cần thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 4. Không nói dối

– Nói thật là nói những điều có thật, đúng như xảy ra, nói dối là nói điều không có thật.

– Người nói thật, không nói dối được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

Bài 5, 6, 7

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

– Một số hành vi liên quan việc nói thật, nói dối để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan nói thật, nói dối để học sinh giải quyết.

– Những lời nói thật và không nói dối học sinh biết cư xử qua các mối quan hệ, biết nhận lỗi khi nói sai.

Bài 5. Trả lại của rơi

– Những cách cách trả lại của rơi cho người đánh mất: báo cho những người xung quanh biết của rơi, tìm người đánh mất rồi trả cho họ, nhờ thầy cô giáo, cha mẹ, công an tìm người đánh rơi để trả lại...

– Của rơi thuộc về người đánh mất, việc trả lại của rơi mang lại niềm vui cho họ. Người trả lại của rơi được người khác tôn trọng, yêu mến.

– Một số hành vi (đúng hoặc sai) liên quan việc nhặt và trả lại của rơi.

– Một số tình huống đạo đức liên quan trả lại của rơi.

– Những hành vi trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, trong sinh hoạt ở nhà, nơi công cộng mà học sinh cần thực hiện.

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

– Một số biểu hiện của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp ở nhà, ở trường.

– Lợi ích của sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp.

– Một số hành vi liên quan sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp để học sinh giải quyết.

– Những hành vi thể hiện sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp như: sắp xếp góc học tập, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa...

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

– Một số biểu hiện của sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt ở nhà, ở trường.

– Lợi ích của sinh hoạt đúng giờ giúp cho ta làm được nhiều việc có hiệu quả.

Bài 8, 9, 10

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

– Một số hành vi liên quan sinh hoạt đúng giờ để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan sinh hoạt đúng giờ để học sinh giải quyết.

– Những hành vi sinh hoạt đúng giờ trong học tập, rèn luyện ở trường, trong sinh hoạt ở nhà mà học sinh cần thực hiện.

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

– Những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp về học tập, lao động, thể dục, bảo vệ môi trường, cư xử với thầy cô giáo, bạn bè...

– Lợi ích của thực hiện đúng nội quy trường, lớp; tác hại của việc vi phạm nội quy trường, lớp.

– Một số hành vi liên quan thực hiện đúng nội quy trường, lớp để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan thực hiện đúng nội quy trường, lớp để học sinh giải quyết.

– Những hành vi học sinh cần thực hiện nội quy của trường, lớp như: đi học đúng giờ, giữ trật tự trong giờ học, vệ sinh trường lớp, chào hỏi thầy cô giáo...

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

– Những biểu hiện tự chăm sóc bản thân về vệ sinh cá nhân, tập thể dục, trang phục...

– Lợi ích tự chăm sóc bản thân là giúp cho cơ thể sạch, đẹp.

– Một số hành vi liên quan tự chăm sóc bản thân để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan tự chăm sóc bản thân để học sinh giải quyết.

– Những hành vi tự chăm sóc bản thân mà học sinh cần thực hiện: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc chỉnh tề...

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do ngã của trẻ em ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

Bài 11, 12, 13

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do ngã.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã được hành vi thực hiện: không leo trèo cao, chạy nhảy nơi trơn trượt, cầu thang...

Bài 11. Phòng, tránh đuối nước

– Một số trường hợp, hiện tượng đuối nước của trẻ em nơi ao hồ, ruộng, sông...

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh đuối nước để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh đuối nước để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh đuối nước mà học sinh cần thực hiện: tránh xa các nguồn nước sâu, không đùa nghịch khi bơi lội, không tắm ở ao hồ...

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

– Một số hiện tượng tai nạn giao thông mà có thể xảy ra với trẻ em khi đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy.

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh tai nạn giao thông để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh tai nạn giao thông để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh tai nạn giao thông mà học sinh cần thực

hiện: đi bộ đúng phần đường dành cho người đi bộ, đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, không chơi nơi có xe cộ qua lại...

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc

– Một số trường hợp, hiện tượng ngộ độc thực phẩm khi ăn uống ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

Bài 14, 15

Bài đạo đức

Nội dung cơ bản

thực phẩm

– Nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để học sinh giải quyết.

– Những hành vi phòng, tránh ngộ độc thực phẩm mà học sinh cần thực hiện: ăn chín, uống sôi, chỉ ăn những đồ có xuất xứ rõ ràng, không ăn đồ ôi thiu...

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích do điện giật ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích do điện giật.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh điện giật để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh điện giật để học sinh giải quyết.

– Những hành vi học sinh thực hiện để phòng, tránh điện giật: không nghịch điện, sử dụng đồ điện theo hướng dẫn, không chơi gần đường điện, không leo trèo cột điện...

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

– Một số trường hợp, hiện tượng tai nạn, thương tích bị bỏng nhiệt, lửa, bỏng nước nóng, thức ăn nóng...

– Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích bị bỏng.

– Một số hành vi liên quan phòng, tránh bị bỏng để học sinh đánh giá, nhận xét.

– Một số tình huống đạo đức liên quan phòng, tránh bị bỏng để học sinh giải quyết.

– Những hành vi được học sinh thực hiện để phòng, tránh bị bỏng: không đùa nghịch với các nguồn nhiệt như bếp lửa, bật lửa..., không sờ các vật nóng, không chơi gần phích nước nóng...

3. Thời gian thực hiện

  • Thời gian dành cho các bài đạo đức: 31 tiết.
  • Thời gian dành cho đánh giá định kỳ cuối học kỳ 1: 2 tiết.
  • Thời gian dành cho đánh giá định kỳ cuối cuối năm học: 2 tiết.
  • Tổng thời gian dành cho môn Đạo đức: 35 tiết.

Bài đạo đức

Thời gian thực hiện (tiết)

Bài 1. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

2

Bài 2. Yêu thương anh chị em trong gia đình

2

Bài 3. Tự giác làm việc của mình

2

Bài 4. Không nói dối

2

Bài 5. Trả lại của rơi

2

Bài 6. Sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp

2

Bài 7. Sinh hoạt đúng giờ

2

Bài 8. Thực hiện nội quy trường, lớp

3

Bài 9. Tự chăm sóc bản thân

2

Bài 10. Phòng, tránh tai nạn, thương tích do ngã

2

Bài 11. Phòng, tránh tai nạn đuối nước

2

Bài 12. Phòng, tránh tai nạn giao thông

2

Bài 13. Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

2

Bài 14. Phòng, tránh điện giật

2

Bài 15. Phòng, tránh bị bỏng

2

d. Phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức

  • Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm học sinh lớp mình về kinh nghiệm sống, những hành vi đúng, những hành vi sai theo các bài học, hoàn cảnh gia đình...
  • Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm môi trường, bối cảnh địa bàn dân cư nơi học sinh lớp mình sống, thường qua lại...
  • Cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học đạo đức (dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học trong lớp, trong trường và ngoài trường, dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân...).
  • Cần đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
  • Cần phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

e. Các điều kiện thực hiện

Căn cứ vào kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo viên cần dự kiến cụ thể và chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục... cho từng bài cụ thể.

12. Theo thầy cô Sự quy định của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đối với chương trình môn Đạo đức về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sẽ được thể hiện như thế nào? Hãy phân tích một ví dụ để làm rõ câu trả lời của mình?

Chương trình 2018 định hướng chung cho tất cả các môn học trong đó có môn đạo đức về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông quy định những yêu cầu cần đạt cho từng cấp học, trong đó có tiểu học. Ví dụ: Phẩm chất Yêu nước đưa ra những yêu cầu cần đạt cho cấp tiểu học như sau: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiê . Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. Đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông quy định những yêu cầu cần đạt cho từng cấp học, trong đó có tiểu học. Ví dụ: Phẩm chất Yêu nước đưa ra những yêu cầu cần đạt cho cấp tiểu học như sau: Yêu thiên nhiên và có những việc làmthiết thực bảo vệ thiên nhiên. Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước .

13. Mời thầy/cô xem ví dụ minh họa một kế hoạch giáo dục nhà trường môn Đạo đức trong file pdf.

Thầy/cô hãy phân tích, đánh giá bản kế hoạch này và chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp cả nước.

Trả lời:

Ví dụ kế hoạch giáo dục nhà trường môn Đạo đức

1. Đảm bảo phù hợp với chương trình môn đạo đức cụ thể là:

- Phù hợp với mục tiêu, các phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh và đáp ứng được các yêu cầu cần đạt do Chương trình môn Đạo đức quy định.

- Phù hợp với 8 chủ đề nội dung mỗi lớp do Chương trình môn Đạo đức quy định.

- Phù hợp với những định hướng và yêu cầu về phương pháp, đánh giá kết quả học tập do Chương trình môn Đạo đức quy định.

- Phù hợp với quy định về thời gian thực hiện trong một năm học (35 tiết) và thời gian dành cho mỗi tiết học (35 phút) do Chương trình môn Đạo đức quy định.

2. Đảm bảo tính khả thi khi Kế hoạch dạy học môn Đạo đức phù hợp với:

- Điều kiện thực hiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường.

- Điều kiện thực tiễn địa phương, nhất là những mỗi quan hệ đạo đức mà học sinh nhà trường tương tác trong quá trình học tập môn Đạo đức, sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục, nhất là phụ huynh học sinh.

- Khả năng, trình độ của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động học tập theo kế hoạch dạy học này.

3. Bảo đảm tính “mở” của kế hoạch dạy học thể hiện ở chỗ:

- Giáo viên có thể vận dụng kế hoạch dạy học này một cách mềm dẻo, sáng tạo sao cho phù hợp với khả năng, trình độ của học sinh lớp mình, điều kiện thực hiện.

- Kế hoạch dạy học môn Đạo đức có thể thay đổi, điều chỉnh sau mỗi năm học.

2. Bài tập cuối khóa mô đun 4 Đạo đức

1. Mục tiêu môn Đạo đức được quy định trong Chương trình giáo dục phố thông như thế nào?

A. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật, những thái độ và kỹ năng, hành vi tích cực.

B. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật, những thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi tích cực.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, những thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi tích cực

2. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức?

A. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông quy định, cụ thế hoá những yêu cầu cần đạt này.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

B. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của Chương trình giáo dục phổ thông quy định, cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt này.

C. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông quy định.

3. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với nội dung môn Đạo đức?

A. Chương trình giáo dục phổ thông quy định nội dung khái quát và nội dung cụ thể môn Đạo đức cùng với yêu cầu cần đạt tương ứng từng nội dung cụ thể.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

B. Chương trình giáo dục phổ thông chỉ đưa ra định hướng chung và nội dung khái quát đối với môn Đạo đức.

C. Chương trình giáo dục phổ thông đưa ra nội dung chi tiết môn Đạo đức.

4. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với phương pháp dạy học môn Đạo đức?

A. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh; chỉ vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.

B. Chú trọng hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.

C. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

5. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào về người đánh giá trong đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức?

A. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đảnh giả và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh.

B. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.

C. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

6. Dạy học môn Đạo đức phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản nào?

A. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, điều kiện thực hiện của nhà trường, lớp.

B. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, đặc điểm và điều kiện thực hiện của nhà trường, lớp, đặc điểm riêng của từng địa phương.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, đặc điểm riêng của từng địa phương, từng trường, từng lớp.

7. Kế hoạch dạy học môn Đạo đức cân thể hiện được những yếu tố cơ bản nào?

A. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá, thời gian thực hiện.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

B. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá, thời gian thực hiện.

C. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, thời gian thực hiện.

8. Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo viên tương tác với những yêu tố nào?

A. Chương trình môn học, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện, thực tiễn cuộc sống xung quanh.

B. Chương trình môn học, đồng nghiệp, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện.

C. Chương trinh môn học, đồng nghiệp, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện, thực tiễn cuộc sống xung quanh.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

9. Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức có những ý nghĩa gì trong việc thực hiện chương trình môn Đạo đức?

A. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện cho quản lý giáo dục kiểm tra, giảm sát, hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trinh môn Đạo đức.

B. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh nắm bắt được việc giáo viên thực hiện chương trình môn Đạo đức.

C. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; góp phần bảo đảm chất lượng hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện quản lý, giáo dục kiểm tra, giám sát hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình môn Đạo đức.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

10. Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức cần tuân theo những nguyên tắc nào?

A. Tôn trọng chương trình giảo dục; bảo đảm tính vừa sức với học sinh; bảo đảm sự thống nhất giữa các giáo viên cùng khối lớp.

B. Tôn trọng chương trinh giáo dục; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính vừa sức với học sinh.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C.Tôn trọng chương trình giáo dục; bảo đảm tỉnh khả thi; bảo đảm tính vừa sức với học sinh; bảo đảm sự thống nhất giữa các giáo viên cùng khối lớp.

11. Giáo viên có vai trò như thể nào trong việc thực hiện kế hoạch dạy học dục môn Đạo đức?

A. Tự giác xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức phù hợp với lớp minh; điều chỉnh những chi tiết không phù hợp với học sinh lớp mình, điều kiện thực hiện trong quá trình thực hiện.

B. Đóng góp ý kiến, góp phân hoàn thiện bản kế hoạch dạy học môn Đạo đức; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức phù hợp vời lớp của minh; điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với lớp minh trong quá trình thực hiện.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Phối hợp với các giáo viên trong khối xây dựng bản kế hoạch dạy học môn Đạo đức; triển khai việc thực hiện kế hoạch dạy học mà nhà trường đã phêduyệt; điều chỉnh những chỉ tiết không phù hợp trong quá trình thực hiện.

12. Cấu trúc của kế hoạch dạy học môn Đạo đức gồm những yếu tố nào?

A. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dung và yêu cầu cần đạt; những nội dụng cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

B. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dụng; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

C. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dung và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

13. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức được thực hiện theo những bước nào?

A. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; hoàn thiện văn bản, phê duyệt kế hoạch dạy học của nhà trường; triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình.

B. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; phân tịch bối cảnh dạy học môn Đạo đức của nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình.

C. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; phân tích bối cảnh dạy học môn Đạo đức của nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; hoàn thiện văn bản, phê duyệt kế hoạch và điều chỉnh chương trình.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

14. Kế hoạch dạy học môn Đạo đức được xây dựng theo câu trúc gồm những yêu tố nào?

A.Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức.

B. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

C. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

15. Việc đánh giá kế hoạch dạy học môn Đạo đức cân tuân theo những tiêu chí nào?

A. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính vừa sức; bảo đảm tỉnh “mở” của kế hoạch giáo dục.

B. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tỉnh “mở” của kế hoạch giáo dục.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm sự thống nhất giữa các trường tiểu học trên địa bàn; bảo đảm tính khả thi: bảo đảm tính “mở” của kế hoạch giáo dục.

16. Tính khả thi của kế hoạch dạy học nhà trường môn Đạo đức cần phải phù hợp với những yếu tổ nào?

Đáp án: Điều kiện thực hiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường: điều kiện thực tiễn địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục; khả năng, trình độ của học sinh.

17. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức cần tuân theo những nguyên tắc nào?

A. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

B. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm phát huy tính tich cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; bảo đảm tính phân hóa; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

C. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm phát huy tỉnh tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; bảo đâm tính phân hóa; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

18. Thông thường cấu trúc của một kế hoạch bài dạy môn Đạo đức gồm những yếu tố nào?

A. Mục tiêu; chuẩn bị; các hoạt động dạy học; đánh giá.

B. Mục tiêu; tài liệu và phương tiện; các hoạt động dạy học; đánh giá.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Mục tiêu; chuẩn bị tài liệu; các hoạt động dạy học; đánh giá.

19. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức gồm những pha chủ yếu nào?

A. Hoạt động khởi động; hoạt động khám phá, hình thành trí thức; hoạt động luyện tập, thực hành; hoạt động ứng dụng.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

B. Hoạt động khảm phá, hình thành trị thức; hoạt động luyện tập, thực hành; hoạt động ứng dụng.

C. Hoạt động khởi động: hoạt động khám phá, hình thành trì thức; hoạt động luyện tập, thực hành.

20. Tiêu chí về kế hoạch bài dạy khi phân tích bài học môn Đạo đức có những nội dung gì?

A. Sự rõ ràng của mục tiêu bài học, nội dung, nhiệm vụ học tập, sản phẩm cần đạt của từng hoạt đông; sự phù hợp của nội dung, ngữ liệu, thiết bị dạy học; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá.

B. Sự rõ ràng của mục tiều bài học, nội dụng, nhiệm vụ học tập, sản phẩm cần đạt của từng hoạt đông; sự phù hợp của nội dụng, thiết bị dạy học; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học; sự phù hợp của các hoạt động đánh giá.Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học

C. Sự rõ ràng của mục tiêu bài học và nội dung các hoạt động tương ứng: sự phù hợp của ngôn ngữ diễn đạt; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học; sự phù hợp của các hoạt động đánh giá.

Tài liệu Đáp án module 4 môn Đạo đức Tiểu học cập nhật đầy đủ, chính xác năm 2024 sẽ giúp giáo viên tham khảo, nắm được phương pháp học tập tốt môn Đạo đức module 4. Chúc thầy cô tập huấn tốt và áp dụng thành công các phương pháp được tập huấn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học mới. 

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
14 65.230
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm