(Bài 1-48) Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Tải về

Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025 - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512 phù hợp với định hướng giảng dạy của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo file word giúp các thầy cô dễ dàng biên soạn và chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Mẫu giáo án môn KHTN 9 CTST được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Giáo án bài 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập Khoa học tự nhiên 9.

– Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng.

– Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base.

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

b) Năng lực KHTN

– Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất trong học tập KHTN 9.

– Phát triển khả năng làm việc nhóm, trình bày báo cáo và làm được một bài thuyết trình về vấn đề khoa học.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy tính, máy chiếu.

– File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy.

– Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm.

– Các video hỗ trợ bài giảng.

– Phiếu học tập (in trên giấy A1):

PHIẾU HỌC TẬP 2

A. VIẾT BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

3. Cấu trúc báo cáo gồm những phần nào

.................................................................................................................................................

4. Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích gì?

.................................................................................................................................................

5. Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học?

.................................................................................................................................................

6. Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không?

................................................................................................................................................. ………………………………………………………………………………………………

Luyện tập: Em hãy viết một báo cáo khoa học nhằm tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

B. THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

7. Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Động não, tư duy nhanh tại chổ.

- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn, mảnh ghép.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

1. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

– Nêu được cách lựa chọn hoá chất và dụng cụ phù hợp khi tiến hành các thí nghiệm.

b) Nội dung:

- GV trình chiếu các hình ảnh (1), (2), (3) và yêu cầu HS quan sát.

Giáo án bài 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và suy nghĩ trả lời câu hỏi đầu bài.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Để lựa chọn được dụng cụ và hoá chất phù hợp và an toàn, người tiến hành cần:

+ Xác định rõ mục đích của thí nghiệm.

+ Có hiểu biết rõ ràng về công dụng của từng dụng cụ thí nghiệm, tính chất của từng loại hoá chất.

d) Tổ chức thực hiện:

....................

Giáo án bài 2 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Viết được biểu thức tỉnh động năng của vật.

- Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

- Nêu được cơ năng là tống động năng và thế năng của vật.

- Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

– Chủ động trao đổi ý kiến cá nhân với bạn trong hoạt động thảo luận về sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của các vật.

– Hỗ trợ thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng.

b) Năng lực KHTN

- Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

- Mô tả được sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy tính, máy chiếu.

– File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy.

– 1 quả chanh, cam,…

– Dụng cụ thí nghiệm: con lắc đơn (gồm vật nặng và sợi dây không dãn), giá thí nghiệm.

– Các video hỗ trợ bài giảng.

– Phiếu học tập (in trên giấy A1):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Cơ năng là gì?

...........................................................................................................................................

Câu 2. Lấy 4 ví dụ về trường hợp vật vừa có động năng và thế năng. Mô tả sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của vật đó.

………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Nêu biểu thức tính cơ năng.

………………………………………………………………………………

Câu 4. Một vật có khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi từ độ cao h = 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hoá thành động năng của vật.

…………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc thông tin SGK-Mục II Thế năng và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Thế năng là gì? Lấy 5 ví dụ về thế năng

...............................................................................…………………………………………………

Câu 2. So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai.

..................................................................................................................................

Câu 3. Một công nhân vác một bao xi măng có trọng lượng 500 N trên vai, đứng trên sân thượng toà nhà cao 20 m so với mặt đất. Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m. Tính thế năng trọng trường của bao xi măng trong hai trường hợp sau:

a) Chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng toà nhà.

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

………………………………………………………………………………………………………

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Động não, tư duy nhanh tại chổ.

- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

1. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

– Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp dưới và xác định được vấn đề học tập của hôm nay, tạo tâm lí phấn khởi và bắt đầu học bài mới.

b) Nội dung:

- GV tiến hành trò chơi “Bức tranh bí ẩn”

Luật chơi:

· Chia lớp thành 4 nhóm.

· Mỗi nhóm chọn mảnh ghép bất kì, hoàn thành câu hỏi sẽ mở ra được mảnh ghép, mảnh ghép được mở ra sẽ lộ ra bức tranh bí mật.

· Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, câu sai không có điểm và nhường quyền cho bạn khác.

· Câu hỏi ở bức tranh bí mật, các nhóm có 15s suy nghĩ.

...........................

Giáo án bài 3 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Giáo án bài 3 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọng bộ giáo án môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 868
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Bài 1-48) Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025