Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo - Giáo án trải nghiệm, hướng nghiệp 10 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án môn HĐTN lớp 10 CTST bản 1 được thiết kế trên file word theo hướng dẫn tại CV 5512 của Bộ giáo dục. Sau đây là nội dung chi tiết file giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Mẫu giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 10 CTST được Hoatieu chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ là tài liệu tham khảo để các thầy cô xây dựng kế hoạch bài dạy cho riêng mình.

Bộ giáo án HĐTN lớp 10 bao gồm đầy đủ chủ đề 1-9 của bản 1 và chủ đề 2 bản 2.

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 10 CTST tải miễn phí

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI HỌC SINH

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

  • Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia.
  • Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.
  • Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

- Năng lực riêng:

  • Xác định được phong cách của bản thân
  • Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.
  • Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.
  • Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng thay đổi của bản thân.

3. Phẩm chất:

  • Nhân ái
  • Trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

  • Tranh, ảnh liên quan đến phẩm chất tốt/ chưa tốt của học sinh
  • Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

2. Đối với HS:

  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS, bước đầu giúp HS định hình được nội dung sẽ học trong chủ đề.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát và giới thiệu chủ đề.

c. Sản phẩm: HS nghe và cảm nhận được ca từ lời bài hát, nắm được nội dung chủ đề 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Nghe bài hát “Thời học sinh”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghe và hát theo bài hát “Thời học sinh”. https://www.youtube.com/watch?v=psQbBG6dslw

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe và cảm nhận ca từ của bài hát.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét thái độ lắng nghe của HS.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bức tranh chủ đề:

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 10 CTST

...................................

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 2. XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

· Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.

· Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

· Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

· Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

· Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

· Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

- Năng lực riêng:

· Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.

· Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.

· Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu.

· Thể hiện được khả năng tự học trong những hoàn cảnh mới.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

· Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.

· Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

2. Đối với HS:

· SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

· Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc xây dựng quan điểm sống tích cực đối với bản thân và chỉ rõ được những công việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề và định hướng nội dung cho HS.

c. Sản phẩm: HS bước đầu biết được ý nghĩa của chủ đề và nội dung sẽ học trong chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp cùng vận động theo bản nhạc: “Mái trường thân yêu”

https://www.youtube.com/watch?v=O_mdbHZTKc8

- GV đặt vấn đề: Quan điểm của thầy/ cô là muốn học tập tốt thì trước hết phải khỏe mạnh và luôn trong trạng thái vui vẻ. Đó là lí do vì sao thầy/ cô trò mình thực hiện vận động vừa rồi. Các em thấy thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu có ý thức

Bước 3, 4. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhấn mạnh: Quan điểm sống ảnh hưởng đến thành công và chất lượng sống của chúng ta.

Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, quan sát tranh chủ đề mô tả hoạt động của các nhân vật trong tranh và ý nghĩa của các hoạt động đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc cá nhân: Các nhiệm vụ cần thực hiện của chủ đề 2.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV giải thích để HS hiểu rõ hơn những việc cần làm trong chủ đề.

- GV đưa ra mục tiêu HS cần đạt được trong chủ đề:

· Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.

· Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

· Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được quan điểm sống của cá nhân và hiểu được thế nào là quan điểm sống.

b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động, HS lần lượt thực hiện:

· Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống.

· Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn.

· Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi: Quan điểm sống là gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nêu quan điểm của bản thân

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV phân tích và chốt lại kết luận.

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận một mệnh đề để đưa ra ý kiến của nhóm về mệnh đề đó.

+ Nhóm 1 phụ trách nội dung trình bày: Tôi tự nhủ với bản thân rằng cần phải sống chân thực, đơn giản, muốn sống đơn giản thì cần trung thực.

+ Nhóm 2 phụ trách nội dung trình bày: “Em lặng khi giận dữ không hứa lúc vui vẻ", tôi luôn tâm niệm điêu này để tránh phạm sai lầm.

+ Nhóm 3 phụ trách nội dung trình bày: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Thành công sẽ đến với những người luôn biết cố gắng.

+ Nhóm 4 phụ trách nội dung trình bày: “Không có áp lực, không có kim cương”, vậy nên tôi luôn thấy ý nghĩa của những áp lực và không ngại đối mặt.

- GV đưa ra tiêu chí đánh giá để HS biết: Mệnh đề đúng hay sai? Vì sao? Nội dung mệnh đề về vấn đề gì? Có ý nghĩa không và ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và xã hội?...

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm hình thành, trình bày quan điểm của mình về quan điểm được phân công.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV hỏi cả lớp: Em thích nhất quan điểm nào? Tại sao?

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV dẫn đất, định hướng những quan điểm tích cực, phù hợp với cá nhân và cộng đồng.

Nhiệm vụ 3. Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thi: Ai có phát biểu ấn tượng nhất

- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị bài trong SBT, xem mình đã viết những quan điểm sống như thế nào.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn ra một lời phát biểu ấn tượng nhất.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem lại SBT và cùng các thành viên chọn lọc ra phát biểu ấn tượng.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu, cả lớp bình bầu phát biểu về quan điểm sống ấn tượng nhất.

- GV nhận xét và kết luận nội dung hoạt động

1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

* Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống

Quan điểm sống là cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá về bản thân, về các mối quan hệ, về việc học tập, về lao động nghề nghiệp; về tự nhiên, cộng đồng xã hội,… và các sự vật, tự nhiên hiện tượng khác trong cuộc sống được thể hiện qua các phát ngôn, cách ứng xử trong cuộc sống.

=> Quan điểm sống thể hiện mối quan hệ giữa cách mà chúng ta suy nghĩ với hành vi, ứng xử của chính mình.

* Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn

- HS đưa ra quan điểm của cá nhân

* Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó

Gợi ý: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:

+ Không ngừng cố gắng

+ Sẵn sàng đón nhận thử thách không than phiền.

+ Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.

+ Tập trung cao độ trong công việc trong thời gian quy định.

Hoạt động 2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

....................................

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 3

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 4

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 5

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 6

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 7

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 8

Xem trong file tải về.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo chủ đề 9

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 2.029
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm