Độ chua của đất được chia làm mấy loại?

Độ chua của đất là 1 trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất hóa học đất. Do đó, độ chua của đất là yếu tố môi trường chính hạn chế sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Vậy độ chua của đất được chia làm mấy loại, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Dựa vào độ chua của đất chia đất làm mấy loại? Đó là những loại nào?

- Dựa vào độ pH (độ chua, độ kiềm) của đất người ta chia đất thành 3 loại:

+ Đất chua ( pH<6,5)

+ Đất trung tính (6,6<pH<7,5)

+ Đất kiềm (pH>7,5)

Đất có 2 loại độ chua là độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.

+ Đất có độ chua hoạt tính là độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên.

+ Đất có độ chua tiềm tàng là độ chua do ion H+ và ion Al3+ bám trên bề mặt keo đất gây nên.

2. Cách cải tạo độ chua của đất?

– Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, … do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S.\

Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng.

Bón vôi: Vôi bón vào đất chua có những lợi cích chủ yếu là giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn. Cải thiện cấu trúc đất. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây như Ca, Mg. Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích. Trung hòa độ chua do phân bón gây ra. Giảm độc chất ảnh hưởng đến cây trồng (các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.287
0 Bình luận
Sắp xếp theo