(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An 2024
Đề thi Văn vào 10 năm 2024 tỉnh Nghệ An
Đáp án thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Nghệ An 2024 - Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An 2024 mới nhất cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024-2025 tỉnh Nghệ An sẽ được Hoatieu liên tục cập nhật trong bài viết này, mời các bạn chú ý theo dõi.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Nghệ An 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Nghệ An 2024
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Nghệ An sẽ được tổ chức vào 2 ngày 5,6/6/2024 với ba bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Theo đó, bài dự thi vào 10 Nghệ An 2024 môn Toán và Ngữ văn được làm theo hình thức tự luận với thời gian là 120 phút, môn môn Ngoại ngữ tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An 2024, mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nghệ An sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Nghệ An đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.
2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An 2024-2025
3. Đáp án đề Văn vào 10 Nghệ An 2023
4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An các năm
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An 2023
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
... Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi mẹ: "Tại sao con lại phải vác cái vỏ này? Con sâu róm không có xương, bò cũng rất chậm, sao nó không cần có vỏ?" Sên mẹ đáp: “Vì sâu róm có thể hóa thành bươm bướm, nó có thể bay rất cao, bầu trời có thể bảo vệ cho nó." Sên nhỏ lại hỏi: "Thế còn giun thì sao? Nó cũng không có xương, bỏ cũng không nhanh, lại không cần có vỏ." Sên mẹ trả lời: “Vì giun có thể chui xuống đất, đất sẽ bảo vệ cho nó." Sên nhỏ nghe xong bỗng òa lên khóc: "Số chúng ta thật khổ, bầu trời và mặt đất đều không bảo vệ cho ta. "Sên mẹ cười nói: "Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào chính mình!"...
(Trích Từ hạt cát đến ngọc trai, Marcus Aurelius, NXB Thanh niên, 2017, tr.181)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Theo đoạn trích, vì sao sâu róm và giun không cần có vỏ?
c. Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ khác nhau như thế nào?
d. Nếu một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích.
Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định ...
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị bản thân.
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
....Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồn với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mất cá huy hoàng muốn dặm phơi
(Trích Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.140)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Nghệ An
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi
(....)
Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa
Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
(Trích Mùa hạ, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng 2020, tr. 122-123)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm tử chỉ mầu sắc được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất?
b. Những âm thanh nào của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích?
C. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa? Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
d. Đoạn trích gợi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình?
Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Khát khao tuổi trẻ luôn giục giã con người cháy hết mình với những đam mê...
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
...Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài (...)
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liên anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghê. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Họa sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không trở lại bàn giữa và ngồi ngay xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn sách rồi để lại nguyên lật mở như cũ. Anh thanh niên rót nước chè mời bác già, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập mộ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 183 184)
Đáp án đề Văn vào 10 2022 Nghệ An
I. ĐỌC HIỂU:
1. Từ chỉ màu sắc bao gồm: xanh biếc.
2. Các âm thanh xuất hiện trong đoạn thơ là:
- Tiếng chim reo.
- Tiếng dế. Tuyên
- Tiếng cuốc.
3. Tác dụng của câu hỏi tu từ là:
- Câu hỏi tu từ góp phần tăng sự gợi hình gợi cảm.
- Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ - tuổi trẻ của chính mình.
- Câu hỏi tu từ thể hiện sự băn khoăn trước những khao khát của tuổi trẻ.
4. Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Gợi ý: Đoạn trích đã gợi cho em những cảm nghĩ về mùa hạ là:
- Mùa hạ gợi nhớ trong em về một tuổi thơ tràn ngập màu sắc, âm thanh, tràn ngập niềm vui..
- Mùa hạ ấy cũng gắn với biết bao kỉ niệm về tuổi thơ với gia đình, bạn bè,...
- Không chỉ vậy, những kì nghỉ hè còn đem đến cho em những bài học để làm người, để rèn luyện bản thân: giúp đỡ gia đình, học tập, rèn luyện bản thân.
II. LÀM VĂN:
Câu 1.
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.
b. Yêu cầu nội dung: Xác định vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống. Kết hợp các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề *
Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống.
* Thân bài:
>Con người cần có đam mê và luôn phải cố gắng nuôi dưỡng những niềm đam mê đó. - Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ. + Việc nuôi dưỡng những niềm đam mê sẽ tạo ra động lực để con người vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống. + Việc nuôi dưỡng đam mê giúp con người luôn sống với lý tưởng, cuộc sống sẽ trở nên có mục đích, ý nghĩa hon.
+ Việc nuôi dưỡng những đam mê giúp con người trở nên nhiệt huyết, rèn luyện được nhiều đức tính tốt, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh.
+...
- Cần làm gì để nuôi dưỡng niềm đam mê:
+ Học cách kiên nhẫn với niềm đam mê của mình, không từ bỏ khi gặp khó khăn.
+ Luôn nhớ đến những lý do bắt đầu những đam mê đó
+
...
Liên hệ mở rộng:
+ Phê phán những người sống không có đam mê hoặc để đam mê của mình tắt dần theo thời gian.
+ Nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê đồng nghĩa với việc phải cố gắng nỗ lực để biến đam mê đó thành hiện thực.
* Kết bài:
Câu 2.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên,
2. Thân bài
a. Công việc của anh thanh niên
- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.
- Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.
- Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
- Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
- Anh là một người biết tạo niềm vui sống cho mình, một cuộc sống hết sức ngăn nắp, sạch sẽ:
+ Căn nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách,...
+ Bồi dưỡng tâm hồn cho mình bằng việc đọc sách.
- Anh là người hết sức chu đáo, cẩn thận, nhìn thấy cô gái đứng cạnh giá sách, anh liền mang tách trà đến cho cô.
=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước
3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên
Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Nghệ An
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh.
Nhưng chim luôn hướng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn rớt khỏi tổ, thỉnh thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi nơi chốn cũ.
Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau.
Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. (...)
Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng, nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi.
Tôi nghĩ, hôm nay đã đến lúc về nhà.
(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi - Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2020, tr. 271)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm.
b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian.
c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh?
d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn.
Từ gợi ý trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ.
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ vận 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72)
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Nghệ An
Câu 1 (2đ):
a. Từ làm phép nối: từ "nhưng".
b. Từ láy: xào xạc.
c. Nội dung câu văn: Cây che nắng gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh": hàng cây không ngại bão táp, gian khổ để che chở cho đàn chim khỏi sóng gió cũng giống như cha mẹ, dù có lam lũ, khổ cực đến đâu cũng bảo vệ, che chở cho con cái của mình để chúng có được những điều tốt đẹp nhất có thể.
d. Thông điệp: cha mẹ vất vả cả một đời để yêu thương, che chở, nuôi dưỡng con cái. Dù con cái có khôn lớn và đi đến đâu, cha mẹ vẫn ở đó với tình yêu thương, mãi là bến đỗ bình an mong con về.
Câu 2 (3đ):
Dàn ý nghị luận về tính tự lập
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách. Ngoài ra, tự lập còn mang nghĩa tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có cách sống tự lập
Sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình sạch sẽ ngăn nắp, không để bố mẹ nhắc nhở, khiển trách, tự động làm những việc của bản thân mình.
Có suy nghĩ tích cực, chín chắn, thích khám phá, muốn tự mình làm nên của cải vật chất phục vụ nhu cầu của bản thân mà không phải nhờ ai giúp đỡ.
Trong mọi vấn đề luôn cố gắng tìm cách giải quyết, tự có hướng đi riêng cho bản thân.
• Ý nghĩa của việc sống tự lập
Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn.
Rèn luyện được những tính cách khác: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…
Được mọi người tin tưởng, tín nhiệm hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng phấn đấu vươn lên, cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Câu 3 (5đ)
Dàn ý nghị luận 9 câu thơ đầu bài thơ Nói với con
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Y Phương bài thơ Nói với con và 9 câu thơ đầu.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
4 câu thơ đầu: tiếng lòng hạnh phúc của một người cha khi nhắc về kỷ niệm những ngày con còn thơ ấu với những bước đi chập chững đầu đời. Y Phương gợi nhắc quá khứ, gợi mở cho con những nền tảng đầu tiên về tình cảm gia đình ấm áp, về quá trình sinh ra và lớn lên của một con người.
5 câu thơ sau: gợi mở ra những vẻ đẹp của người dân tộc miền núi bằng câu thơ chứa chan tình cảm: Những con người lao động với đôi bàn tay thô sơ, nhưng khéo léo, giữa cuộc sống nhiều khó khăn vất vả thế nhưng tâm hồn của “người đồng mình” vẫn rất đẹp, rất yêu đời, từng câu hát, câu ca trong lối sinh hoạt văn hóa. “Cha vẫn nhớ mãi về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” là lời khẳng định hạnh phúc gia đình, khẳng định thêm về tình cảm gia đình vững chắc là cơ sở để cho con được một cuộc sống êm ấm, và cũng là cơ sở để gây dựng nên một cộng đồng dân tộc với những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa đoạn thơ Nói với con và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Mỹ Dung
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới) Điểm thi lớp 10 năm 2024 Đồng Nai
(Cập nhật nhanh nhất) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh tỉnh Hà Tĩnh 2024
Lịch thi vào lớp 10 2023
(Mới nhất) Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hà Tĩnh
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024
(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Quảng Ninh 2024
(2024-2025) Đáp án đề Toán vào lớp 10 Hà Tĩnh
(Mới 22/11/2024) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2024
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi thử Lý chuyên Vinh 2023 có đáp án
-
(Siêu hay) Tả hoạt động của một con vật lớp 4 ngắn, sinh động nhất
-
(Bản 1) Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo
-
Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng
-
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Trình bày ý kiến về tác dụng ý nghĩa của việc đọc sách lớp 7 KNTT
Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập - Bài 3 trang 27 sgk GDCD 8
Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích lớp 8 CTST cực hay
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo
Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì