Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 sách mới Chân trời sáng tạo mới được các thầy cô giáo biên soạn có đầy đủ ma trận đề kiểm tra, bản đặc tả và đề mẫu có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô cùng các em học sinh. Sau đây là chi tiết mẫu đề kiểm tra môn Văn lớp 11 học kì 1 CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 CTST

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo học kì 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút.

I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại

vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò

con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc

con chích choè đánh thức buổi ban mai

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi

năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại

cái năm tháng mong manh mà vững chãi

con dấu đất đai tươi rói mãi đây này

Người ở rừng mang vết suối vết cây

người mạn bể có chút sóng chút gió

người thành thị mang nét đường nét phố

như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương

thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội

có một miền quê trong đi đứng nói cười.

Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

dầu chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật

những miền quê gương mặt bạn bè

(Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. (0,5 điểm) Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ sau?

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại

vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Câu 4. (0,5 điểm) Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò

con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc

con chích choè đánh thức buổi ban mai

Câu 5. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh: “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương.”?

Câu 6. (1,0 điểm) Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 7. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi/ dầu chúng ta cứ việc già nua tất” hay không? Vì sao?

Câu 8. (0,5 điểm) Trong văn bản, kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm đẹp không thể quên và có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Với em, kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào?

II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng “lòng trắc ẩn là khởi nguồn của tình yêu và hạnh phúc”. Em hãy viết bài nghị luận ngắn (khoảng 500 chữ) bàn về vai trò của lòng trắc ẩn trong cuộc sống.

3. Đáp án đề thi học kì 1 Văn 11 CTST

I. PHẦN ĐỌC

Câu

Nội dung

Điểm

1

Thể thơ: Tự do

0,5

2

Nhân vật trữ tình trong bài thơ: nhân vật “Tôi” (tác giả)

0,5

3

Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ: Cánh đồng; cỏ; lúa; hoa hoang; quả dại; vỏ ốc; luống cày; bờ ruộng; dấu chân cua.

0,5

4

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: liệt kê (con sáo, con chào mào con chim trả, con chích choè), hoặc điệp từ “ con”.

0,5

5

- Hình ảnh “con dấu” ở đây chính là dấu ấn, dấu vết, là hình ảnh, là cái hồn của quê hương, nguồn cội luôn tồn tại bên trong mỗi con người, dù trải qua thời gian như thế nào cũng không thể biến mất.

- Thể hiện thái độ trân trọng của chủ thể trữ tình đối với quê hương, nguồn cội.

1.5

(0,75)

(0,75)

6

- Nỗi nhớ, tình yêu và thái độ trân trọng đối với tuổi thơ, với quê hương, nguồn cội

1,0

7

- HS có thể trả lời một trong các ý sau:

+ Đồng tình

+ Không đồng tình

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình

- HS có cách lí giải phù hợp

1,0

8

HS có thể trả lời một trong các ý sau:

- Tạo nên thế giới tinh thần phong phú, đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người.

- Giúp chúng ta biết trân trọng quá khứ.

- Những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ có tác dụng động viên, khích lệ, tiếp sức cho con người để chúng ta vững bước trong hiện tại và tương lai…

0,5

II. PHẦN VIẾT

Nội dung

Điểm

Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Vai trò lòng trắc ẩn trong cuộc sống.

0.25

Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.

0.25

Thân bài

- Giải thích được vấn đề cần bàn luận: Lòng trắc ẩn chính là sự rung động, cảm thông của con người trước hoàn cảnh của người khác, từ đó có hành động giúp đỡ họ không vì lợi ích gì để họ vượt qua hoàn cảnh và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

0.25

- Bàn luận vai trò của lòng trắc ẩn trong cuộc sống

Gợi ý:

+ Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chúng ta giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

+ Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

+ Nếu xã hội ai cũng có lòng trắc ẩn thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

….

0.75

(0,25)

(0,25)

(0,25)

Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm: Các lí lẽ học sinh nêu ra phải thuyết phục, đa dạng. Có thể đáp ứng một số tiêu chí sau: (1) Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh; (2) có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn); (3) lập luận chặt chẽ. *

0.25

Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ:

+ Học sinh có nêu được bằng chứng phù hợp với lí lẽ;

+ Học sinh có phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ;

0.25

0.25

Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí:

+ Học sinh nêu ra được ít nhất 01 ý kiến trái chiều.

+ Học sinh trao đổi với ý kiến trái chiều một cách hợp lí.

0.25

0.25

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề ;Bài học cho bản thân

0.25

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.25

Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp:

+ Diễn đạt rõ ràng, rành mạch;

+ Không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

0.25

0.25

TỔNG

10.0 ĐIỂM

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.029
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi