Dai dẳng hay dai giẳng, từ nào đúng chính tả?

Dai dẳng hay dai giẳng, từ nào đúng chính tả? D gi là những nhầm lẫn thường gặp trong quá trình học tập của các bạn học sinh tiểu học. Bạn có biết Cách phân biệt d gi là gì? Dai dẳng hay dai giẳng mới là từ đúng? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Dai dẳng hay dai giẳng, từ nào đúng chính tả?

Dai dẳng và dai giẳng, từ đúng là dai dẳng.

Dai dẳng là tính từ chỉ sự kéo dài mãi không kết thúc.

Ví dụ: Trời đã mưa từ hôm qua, cơn mưa này thật dai dẳng.

2. Cách phân biệt d/gi

 Dai dẳng hay dai giẳng, từ nào đúng chính tả?

Chúng ta phân biệt d, gi như thế nào? Khi nào dùng d, khi nào dùng gi?

Để phân biệt d, gi chúng ta cần ghi nhớ những quy tắc sau:

  • Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
  • Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai rai, líu ríu,…)
  • Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,…)
  • Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)
  • Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,…)
  • Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi

D với gi không được quy định rõ ràng trong sách giáo khoa về các trường hợp sử dụng. Do đó, cách tốt nhất để phân biệt d, gi là các bạn luyện viết thật nhiều và ghi nhớ trường hợp nào dùng d, trường hợp nào dùng gi.

Ngoài ra, các bạn có thể xem xét các mẹo phân biệt d, gi như sau:

  • Các chữ Hán Việt (HV) mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).
  • Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)
  • Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn).

(Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).

  • Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).

3. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn dai dẳng - dai giẳng

Nguyên nhân chủ yếu của sự nhầm lẫn dai dẳng - dai giẳng là do chưa hiểu rõ chính xác các trường hợp dùng d, gi.

Người đọc còn có sự nhầm lẫn giữa cách dùng các từ d và gi, lâu ngày, mất phương hướng phân biệt và viết theo cảm tính.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc từ ngữ đúng trong cặp từ dai dẳng - dai giẳng và các mẹo phân biệt d/gi. Để có thể sử dụng đúng d, gi, các bạn hãy luyện tập nhiều vào nhé.

4. Đặt câu với từ dai dẳng

Ví dụ đặt câu với từ dai dẳng:

  • Trận sốt dai dẳng khiến bé bị sụt cân.
  • Cơn mưa dai dẳng mãi không dứt.
  • Những rắc rối đó vẫn còn tồn tại dai dẳng đến tận bây giờ.
  • Nắng nóng kéo dài dai dẳng khiến nhiều hồ thủy điện bị cạn nước.

Trên đây là giải đáp của HoaTieu.vn cho câu hỏi Dai dẳng hay dai giẳng, từ nào mới là từ đúng? Và đáp án Dai dẳng mới là từ đúng chính tả. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ và giải đáp nhanh nhất nhé.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 5.112
0 Bình luận
Sắp xếp theo