Bờ biển nước ta có bao nhiêu cửa sông?
Bờ biển nước ta có bao nhiêu cửa sông? Việt Nam là quốc gia ven biển có hệ thống sông ngòi trải từ Bắc vào Nam. Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu xem bờ biển nước ta có bao nhiêu cửa sông nhé.
Danh sách cửa biển Việt Nam
1. Nước ta có bao nhiêu cửa biển?
Theo wikipedia thì: Việt Nam là nước có nhiều hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra biển, trải dài từ bắc tới nam với 3260 km đường bờ biển, 112 cửa sông, lạch.
Dưới đây là danh sách các cửa biển ở Việt Nam, các bạn tham khảo để biết của biển tại cả 3 miền đất nước Bắc, Trung, Nam nhé.
I, Cửa biển ở miền Bắc
1, Cửa Bắc Luân (sông Ka Long, Quảng Ninh)
2, Cửa Bạch Đằng
3, Cửa Nam Triệu (sông Bạch Đằng, Hải Phòng)
4, Cửa Văn Úc (sông Văn Úc, Hải Phòng)
5, Cửa Lạch Tray (sông Lạch Tray, Hải Phòng)
6, Cửa Cấm (sông Cấm, Hải Phòng)
7, Cửa Thái Bình (sông Thái Bình, Hải Phòng)
8, Cửa Diêm Hộ (sông Diêm Hộ, Thái Thụy, Thái Bình)
9, Cửa Trà Lý (sông Trà Lý, Thái Bình)
10, Cửa Ba Lạt (sông Hồng, Thái Bình - Nam Định)
11, Cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ, Nam Định)
12, Cửa Đáy (cửa Đại An, Ninh Bình-Nam Định)
13, Cửa Càn (cửa Lạch Càn, Ninh Bình-Thanh Hóa)
14, Cửa Lèn (sông Lèn, Thanh Hóa)
15, Cửa Hới (sông Mã, Thanh Hóa)
16, Cửa Lạch Ghép (sông Yên, Thanh Hóa)
17, Cửa Lạch Bạng (Thanh Hóa)
18, Cửa Lò, sông Cấm, Nghệ An
19, Cửa Hội (sông Lam, Nghệ An - Hà Tĩnh)
20, Cửa Sót (sông Nghèn, Hà Tĩnh)
21, Cửa Nhượng (Hà Tĩnh)
II, Cửa biển ở miền Trung
1, Cửa Gianh (sông Gianh, Quảng Bình)
2, Cửa Nhật Lệ (sông Nhật Lệ, Quảng Bình)
3, Cửa Tùng (sông Bến Hải, Quảng Trị)
4, Cửa Việt (sông Thạch Hãn, Quảng Trị)
5, Cửa Thuận An (sông Hương, Thừa Thiên-Huế)
6, Cửa Tư Hiền (Thừa Thiên-Huế)
7, Cửa Đại (sông Thu Bồn, Quảng Nam)
8, Cửa Nam Ô (sông Cu Đê, Đà Nẵng)
9, Cửa Sa Kỳ (Quảng Ngãi)
10, Cửa Đại Cổ Lũy (sông Trà Khúc, Quảng Ngãi)
11, Cửa Lở (sông Vệ, Quảng Ngãi)
12, Cửa Trà Câu (Quảng Ngãi)
13, Cửa Tam Quan (Bình Định)
14, Cửa Thị Nại (Bình Định)
15, Cửa Tiên Châu (sông Kỳ Lộ, Phú Yên)
16, Cửa Đà Diễn (sông Đà Rằng, Phú Yên)
17, Cửa Đà Nông (sông Đà Nông, Phú Yên)
18, Cửa Hà Liên (sông Dinh, Khánh Hòa)
19, Cửa Lớn (Đại Cù Huân) (sông Cái, Khánh Hòa)
20, Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) (sông Cái, Khánh Hòa)
21, Cửa Cam Ranh (Khánh Hòa)
III, Cửa biển ở miền Nam
1, Cửa Soài Rạp (sông Soài Rạp, thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang)
2, Cửa Tiểu (sông Cửa Tiểu, Tiền Giang)
3, Cửa Đại (sông Tiền) (sông Mỹ Tho, Tiền Giang - Bến Tre)
4, Cửa Ba Lai (sông Ba Lai, Bến Tre)
5, Cửa Hàm Luông (sông Hàm Luông, Bến Tre)
6,Cửa Cổ Chiên (sông Cổ Chiên, Bến Tre)
7, Cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên, Bến Tre - Trà Vinh)
8, Cửa Định An (sông Hậu)
9, Cửa Trần Đề (sông Hậu)
10, Cửa Mỹ Thạnh (sông Mỹ Thạnh, Sóc Trăng)
11, Cửa Gành Hào (sông Gành Hào, Bạc Liêu - Cà Mau)
12, Cửa Bồ Đề (sông Cửa Lớn, Cà Mau)
13, Cửa Mũi Ông Trang (sông Cửa Lớn, Cà Mau)
14, Cửa Bảy Hạp (sông Bảy Hạp, Cà Mau)
IV, Cửa biển cũ
1, Cửa Thần Phù (Ninh Bình - Thanh Hóa)
2, Cửa Ba Thắc (sông Hậu, đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970)
2. Đặc điểm sông ngòi nước ta
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn
Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa
Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng nóng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Riêng sông miền Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 đến tháng 6), mùa nước lũ sẽ rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12.
Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm. Đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra đáy.
Nhìn chung, lượng nước sông ngòi của Việt Nam khá phong phú do được kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân trên các sông ngòi của Việt Nam là 26.600 m3/s. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.
Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa
Sông ngòi của nước ta chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác.
Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).
Chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung
Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…
Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,…
Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn
Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sông ngòi Việt Nam.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi: Bờ biển nước ta có bao nhiêu cửa sông? Hy vọng lời giải đáp trên giúp các bạn cung cấp thêm tài liệu tham khảo để củng cố cũng nhơ mở rộng kiến thức địa lý nước ta.
Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan tại mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Viết chương trình cho một hoạt động do lớp em dự kiến tổ chức nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
-
Để giải quyết nạn đói mang tính chiến lược lâu dài, biện pháp nào dưới đây là cơ bản nhất?
-
Đoạn văn về các chiến sĩ công an, có sử dụng cặp kết từ
-
9 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2023-2024
-
Top 4 Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Quan sát tranh tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc)
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 trang 26
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học 5 Cánh Diều năm 2024
(Mới) Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Quảng Trị năm 2024
Kế hoạch dạy học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức 2023-2024
Phân tích bài viết tham khảo Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du trang 29