Biến đổi khí hậu là gì?
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu hiện nay
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm bởi tác hại của biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như điều kiện tự nhiên. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có biểu hiện như thế nào? Nêu các biểu hiện của biến đổi khí hậu. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.
3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?
Vậy ta biết khi nào biến đổi khí hậu xảy ra? Nó sẽ được biết qua các biểu hiện như:
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính
- Hạn hán
- Lượng mưa gia tăng
- Các thiên tai: lũ lụt, sạt lở đất, bão,…
4. Tác hại của biến đổi khí hậu
Với những tình trạng đã nêu phía trên, việc biến đổi khí hậu mang đến những hiệu ứng tiêu cực cho sự phát triển của mọi sinh vật đối mặt mang tính thời gian đã được khái quát trong 10 vấn đề mang tính toàn cầu:
Đa dạng sinh học bị mất
Sự thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học là một trong những nguyên tố chính của tác hại biến đổi khí hậu. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sinh thái bị hạn hẹp. Đặc biệt, gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ diệt vong. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cũng tăng lên kỉ lục trong những năm gần đây.
Bệnh dịch ngày một tăng
Biến đổi khí hậu cũng gây ra một số loại ô nhiễm như ô nhiễm không khí. Làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ ở con người mà còn sinh vật. Môi trường bị ô nhiễm gây thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển và sinh sôi nảy nở.
Thiên tai kéo dài
Cách mà biến đổi khí hậu thể hiện nó rõ ràng nhất chính là thời tiết. Như đã nói ở trên thời tiết càng cực đoan sẽ kéo nhiều thiên tại và hậu quả mà chúng để lại rât nguy hiểm: như bão, sóng thần, cháy rừng do khô hạn, hạn hán,… Cụ thể, những đợt nắng nóng kéo dài và tăng đỉnh điểm ở Việt Nam cũng cao gấp 4 lần so với trước đây.
Không chỉ gây thiệt hại về của cái vật chất, mà còn thiệt hại về người và sinh vật.
Các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng nặng nề
Đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và nước dần bị thiếu hụt nặng nề. Khi mà những khu rừng bị cháy hoặc hạn hán kéo dài do thay đổi khí hậu.
Tiêu biểu là những đợt cháy rừng của Úc và Amazon. Do nóng hạn hán thời gian dài, thiếu nguồn nước nặng nề. Khiến khu rừng bị cháy nghiêm trọng và trong phạm vi rất lớn và thiệt hại nhiều của cái vật chất, tính mạng.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây nên hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao. Nếu việc này còn tiếp diễn mà không có sự can ngăn của con người. Dự đoán vào những năm 2050, sẽ có nhiều thành phố bị chìm dưới nước.
Có khả năng gây ra nhiều nguồn chiến tranh
Như đã nói ở trên, thay đổi khí hậu gây ra nhiều thiên tai và làm hao mòn nguồn tài nguyên. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguồn xung đột, chiến tranh lớn nhỏ để tranh giành nhiều nguồn tài nguyên. Nhằm khắc phục sự khan hiếm của lương thực và đất đai để sinh hoạt.
Ngoài những tác động trực tiếp đến môi trường chung, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến cở sở hạ tầng, môi trường sống, sức khỏe của con người và sinh vật trên Trái Đất.
5. Giải pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu
Đứng trước các hệ lụy do thay đổi khí hậu gây ra. Chúng ta cần phải có những biện pháp khắc cũng cấp bách tình trạng này để ngăn chúng ngày một tệ hơn, cụ thể như:
Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng
Không phải tự nhiên chúng ta gọi rừng là lá phổi xanh. Và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của của Trái Đất. Rừng hầu hết đều có ảnh hưởng tích cực với chúng ta, tác dụng lớn nhất rừng chính là cung cấp một lượng oxy vô cùng lớn cho con người, hấp thụ khí CO2 độc hại. Vì vậy việc bảo vệ rừng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Đồng thời hãy cố gắng trồng nhiều cây xanh, trồng rừng.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch mức tối đa
Khi đốt các nhiên liệu, hầu hết đều cho ra một lương CO2 vô cùng lớn. Không những một chất gây nguy hiểm cho con người, là chất khí nhà kính làm tăng lượng phóng xạ. Và còn là thủ phạm gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Cần có sự chung tay của các công nghệ hiện đại để bảo vệ môi trường
Trong thời đại công nghệ 4.0, cần có những công nghệ tiên tiến và hiện đại để ngăn bớt những chất thải độc hại ra ngoài môi trường. Cũng như làm giảm nhiệt độ bức xạ sóng dài của nhà kính.
Với thế giới đang ngày một phát triển không những công nghệ mà còn cơ sở hạ tầng. Việc nâng cấp, cải tạo hạ tầng đô thị cũng rất quan trọng. Các hoạt động sản xuất của con người nên cần có nguồn nguyên liệu bền vững. Thân thiện với môi trường hơn để giảm bớt tình trạng ô nhiễm.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ về tình trạng thay đổi khí hậu ngày nay. Những tác hại khôn lượng mà chúng mang lại. Hiểu rõ rằng chúng ta cần có một ý thức và trách nhiệm cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta khỏi biến đổi khí hậu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tải Nghị định 08/2022/NĐ-CP file doc, pdf
Ngày môi trường thế giới là ngày nào?
Bài dự thi viết về bảo vệ môi trường 2024
Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường 2024 ngắn gọn, ấn tượng nhất
Tuyên truyền về vệ sinh môi trường hạn chế sử dụng rác thải nhựa
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam (8 mẫu)
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Lớp 6 (8 mẫu)
-
Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc suy ngẫm của em về một cảnh đẹp
-
Bài văn kể về ngày hội đọc sách lớp 6
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 6
Viết đoạn văn 5 - 7 câu về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2024-2025
Trình bày cảm nghĩ của em sau khi học bài Điều không tính trước
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2021-2022
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 2024
Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất lớp 6