Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào? Ở ngoài môi trường tự nhiên, trùng kiết lị tồn tại dưới dạng bào xác. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường tiêu hóa.

Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

Cụ thể con đường xâm nhập vào cơ thể người của trùng kiết lị như sau:

Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người, bám vào ruột. Sau đó trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, chúng gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột và nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng. Trùng kiết lị sinh sản rất nhanh.

Trùng kiết lị có thể lây nhiễm vào cơ thể con người qua các đường sau:

  • Qua thức ăn, nước uống, ...
  • Trùng kiết lị có nhiễm bệnh cho người thông qua các con vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi ...
  • Do tay dính vi khuẩn..

=> Thông qua đường tiêu hóa, bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người.

2. Vị trí kí sinh của trùng kiết lị trong cơ thể người

Trùng kiết lị kí sinh tại vị trí nào trong cơ thể người? Vị trí kí sinh của trùng kiết lị trong cơ thể người là ở thành ruột.

3. Vòng đời của trùng kiết lị

Vòng đời của trùng kiết lị được phát biểu như sau:

  • Bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào cơ thể con người(ruột)
  • Trùng kiết lị ra khỏi bào xác
  • Nuốt hồng cầu và tiêu hóa chúng
  • Sinh sản thêm

4. Tác hại của trùng kiết lị

Trùng kiết lị gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người:

Trùng kiết lị có những tác hại sau với sức khỏe con người:

Làm giảm lượng hồng cầu trong máu của người nhiễm bệnh, khiến người bệnh mất sức đề kháng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, làm loét đường ruột.

Trùng kiết lị có thể gây ra bệnh kiết lị cho con người.

  • Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ thường từ 1 - 7 ngày, sau đó sẽ phát bệnh một cách đột ngột, với 2 hội chứng: nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn gồm các triệu chứng: sốt cao 38 - 39oC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Hội chứng lỵ. gồm các triệu chứng: đau bụng, ban đầu đau âm ỉ quanh rốn,sau đó lan ra khắp bụng, cuối cùng là những cơn đau quặn bụng ở hố chậu trái. Các cơn đau quặn bụng làm bệnh nhân mót rặn muốn đi đại tiện ngay. Mới đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn với nhầy và máu. Hoặc phân nhầy nhiều, thường đục nhờ nhờ, có khi phân vàng đục như mủ, máu sẫm như máu cá, nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng lỵ có thể diễn ra từ 5 - 10 ngày hoặc hơn.

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn đọc những thông tin về con đường xâm nhập vào cơ thể người của trùng kiết lị cũng như vòng đời và tác hại của nó tới sức khỏe con người.

Trùng kiết lị rất nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, do đó, các bạn nên giữ gìn vệ sinh, ăn chín uống sôi và rửa tay trước khi ăn để đảm bảo an toàn, phòng chống bệnh kiết lị nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
9 5.492
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm