Tư vấn thừa kế di sản dành cho thờ cúng
Tư vấn thừa kế di sản dành cho thờ cúng
Di sản dành cho thờ cúng đã có sổ đỏ thì có được bán hay không? Câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc về vấn đề di sản có được bán hay không, HoaTieu.vn xin gửi tới các bạn một số thông tin về vấn đề thừa kế di sản dành cho thờ cúng thì có được bán hay không, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
- Quyết định 1055/QĐ-LĐTBXH Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về Bảo hiểm xã hội
- Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Tư vấn về thừa kế di sản dành cho thờ cúng
Hỏi: Nhà tôi có 4 người, ba anh trai và tôi là con gái. Ngày xưa thì 2 anh trai cưới vợ ở ngoài, 1 anh cưới vợ ở cùng với mẹ tôi (ba tôi đã mất), tôi lấy chồng cũng ra riêng. Lúc đó đất đai nhà tôi rất nhiều, nên các anh tôi đã chia ra bán làm 4 phần gồm của mẹ tôi (làm nhà thờ chưa bán), 3 phần còn lại chia cho 3 anh và đã bán lấy tiền hết rồi, tôi thì không cần nên cũng ko ý kiến. Đến nay, 2 anh của tôi bị bệnh đã mất, còn 1 anh hai. Mẹ tôi cũng đã chuyển ra ngoài nhà anh hai tôi ở (mẹ tôi đã 90 tuổi rồi ạ) ,anh hai tôi chăm sóc. Hiện tại phần đất của mẹ tôi (nhà thờ) cũng đã có sổ đỏ, anh hai tôi đang cầm, bây giờ anh hai tôi muốn bán đất của mẹ tôi. Như vậy có được không, nếu muốn ngăn cản anh hai tôi không được bán nhà của mẹ tôi thì phải làm thế nào. Nếu mẹ tôi mất thì quyền thừa kế sẽ như thế nào ạ. Và tôi muốn sau khi mẹ tôi mất, miếng đất của mẹ tôi ko ai có quyền được bán, và chỉ để làm nhà thờ, thì phải làm thủ tục như thế nào?
Trả lời: Thứ nhất, mẹ chị đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đây là tài sản của mẹ chị. Theo Điều theo Điều 3 Khoản 24 Luật Đất đai 2013: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất". Qua quy định trên, có thể thấy người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người đó, trong trường hợp này là mẹ của chị. Do đó, khi anh trai chị bán mảnh đất, tức là chuyển quyền sử dụng đất cho người khác sẽ cần sự đồng ý của mẹ chị bởi mẹ chị là chủ thể có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Trong trường hợp anh trai chị vẫn cố tình bán, giao dịch giữa anh trai chị và người mua có thể bị tòa án tuyên bố là giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể không đáp ứng được điều kiện giao kết hợp đồng.
Thứ hai, khi mẹ chị mất, di sản sẽ được phân chia theo hai trường hợp:
Trường hợp 1: Mẹ chị viết di chúc và di chúc hợp pháp, di sản sẽ được phân chia theo đúng ý chí của mẹ chị đã ghi nhận trong di chúc. Căn cứ pháp lý là Điều 631 Bộ luật dân sự 2005: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Trường hợp 2: Mẹ chị không viết di chúc, lúc này di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo Điều 667 Bộ luật dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau"
Như vậy, mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm anh trai chị và chị sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ ba, trong trường hợp chị không muốn bán mảnh đất và nhà thờ họ trong khi đây vẫn là tài sản của mẹ chị, chị có thể trình bày với mẹ để mẹ chị lập di chúc bằng văn bản. Trong di chúc ghi rõ mảnh đất và nhà thờ là di sản dùng vào việc thờ cúng.Căn cứ theo Điều 670 Bộ luật dân sự 2005: "Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng".
Cần lưu ý một điều là di chúc của mẹ chị phải hợp pháp thì mới có giá trị pháp lý. Theo Điều 652 Bộ luật dân sự, điều kiện để di chúc hợp pháp là:
"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."
Trong trường hợp di chúc của mẹ chị được lập không có người làm chứng, những nội dung bắt buộc phải có trong di chúc theo Điều 653 Bộ luật dân sự là:
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Ngoài ra chị có thể sử dụng dịch vụ công chứng hoặc chứng thực di chúc của mẹ theo Điều 657 Bộ luật dân sự quy định "Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc". Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy bản nhân dân xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự là:
"Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng."
Như vậy, chị có thể sử dụng dịch vụ công chứng, chứng thực để đảm bảm tính hợp pháp của di chúc mẹ chị lập
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tư vấn thừa kế di sản dành cho thờ cúng
121 KB 16/08/2016 4:35:00 CHTải Tư vấn thừa kế di sản dành cho thờ cúng định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Kế toán nội bộ là gì? Công việc của kế toán nội bộ
-
Bảng giá đất tỉnh Hải Dương năm 2024 (mới nhất)
-
Chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không?
-
Những quyền lợi được hưởng dù không có Sổ đỏ 2024
-
Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì?
-
Tiêu chuẩn lý lịch vào ngành Công an 2024
-
Quy định bồi thường đất không sổ đỏ 2024
-
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
-
10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
-
Bảng giá đất tỉnh Lâm Đồng 2024 (mới nhất)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đáng chú ý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hết hạn thì có chuyển nhượng được không?
So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
Thưởng Tết dương lịch 2023 và Nguyên Đán Quý Mão có phải đóng BHXH?
Thế nào là bằng chứng ngoại tình năm 2024?
iTaxviewer 2.1.2
Thời hạn đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ 2024 mới nhất