Quyết định 1055/QĐ-LĐTBXH Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về Bảo hiểm xã hội

Tải về

Quyết định 1055/QĐ-LĐTBXH - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
về Bảo hiểm xã hội

Quyết định 1055/QĐ-LĐTBXH Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ ngày 12/8/2016. Theo đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Cán bộ, người lao động làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu được bồi dưỡng về BHXH và người làm BHXH trong doanh nghiệp.

Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016 quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1055/QĐ-LĐTBXH Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội và người làm về bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp.

Điều 2. Giao Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, biên soạn tài liệu giảng dạy Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như Điều 4;
  • Lưu: VT, Vụ TCCB.
Doãn Mậu Diệp

CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công việc liên quan đến BHXH, hướng tới việc nâng cao chất chất lượng dịch vụ BHXH.
  • Trang bị những kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết nền tảng về lĩnh vực BHXH và quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH để người học có hiểu biết tổng quan về lĩnh vực BHXH

2. Mục tiêu cụ thể

  • Cung cấp và cập nhật cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội một số kiến thức nền tảng về BHXH; các nội dung quản lý nhà nước về BHXH; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; kỹ năng thống kê, thông tin, xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.
  • Cung cấp và cập nhật cho công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp một số chính sách mới; trang bị kiến thức, kỹ năng về BHXH; chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục thực hiện BHXH cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

  • Chương trình được thiết kế thành các chuyên đề đi từ kiến thức, kỹ năng chung đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về lĩnh vực BHXH nhằm tạo điều kiện dễ dàng điều chỉnh và đổi mới nội dung từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của chương trình.
  • Học viên học đủ các phần kiến thức và kỹ năng theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng

1. 1. Đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Gồm 05 chuyên đề giảng dạy và thảo luận, hoạt động nhóm, một chuyên đề báo cáo và đi thực tế, viết báo cáo thu hoạch, bao gồm 02 phần:

  • Phần I: Tổng quan về BHXH; Chính sách BHXH; quản lý nhà nước về BHXH; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH; Kỹ năng xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và 01 chuyên đề báo cáo.
  • Phần II: Đi thực tế, viết thu hoạch và kiểm tra cuối khóa.

b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian của toàn bộ chương trình là 80 tiết, trong đó:

  • Lý thuyết: 38 tiết
  • Thảo luận, thực hành: 28 tiết
  • Đi thực tế: 06 tiết
  • Ôn tập cuối khóa: 04 tiết
  • Kiểm tra cuối khóa: 02 tiết
  • Khai giảng, Bế giảng, trao chứng chỉ: 02 tiết

1.2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các ngành khác có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về BHXH và người làm về BHXH trong các doanh nghiệp

a) Gồm 05 chuyên đề giảng dạy và thảo luận, hoạt động nhóm, một chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết báo cáo, bao gồm 02 phần:

  • Phần I: Tổng quan về BHXH; một số vấn đề cơ bản về pháp luật lao động liên quan đến BHXH; Đối tượng, điều kiện, thời gian, mức hưởng các chế độ BHXH; quy trình, thủ tục thực hiện BHXH; Quyền, trách nhiệm các bên trong quan hệ BHXH; Các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH và 01 chuyên đề báo cáo.
  • Phần II: Đi thực tế, viết thu hoạch và kiểm tra cuối khóa.

b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian của toàn bộ chương trình là 80 tiết, trong đó:

  • Lý thuyết: 38 tiết
  • Thảo luận, thực hành: 28 tiết
  • Đi thực tế: 06 tiết
  • Ôn tập cuối khóa: 04 tiết
  • Kiểm tra cuối khóa: 02 tiết
  • Khai giảng, Bế giảng, trao chứng chỉ: 02 tiết
Đánh giá bài viết
1 49
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm