Thông tư 124/2015/TT-BQP về chế độ bồi thường, trợ cấp với đối tượng làm việc trong quân đội

Tải về

Thông tư 124/2015/TT-BQP - Chế độ bồi thường, trợ cấp với đối tượng làm việc trong quân đội

Thông tư 124/2015/TT-BQP về chế độ bồi thường, trợ cấp với đối tượng làm việc trong quân đội có hiệu lực ngày 25/12/2015, hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nghị quyết 99/2015/QH13 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2016

Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ lao động dôi dư tại công ty MTV nhà nước

Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp

BỘ QUỐC PHÒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 124/2015/TT-BQPHà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP VÀ CHI PHÍ Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG LÀM VIỆC TRONG QUÂN ĐỘI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với các đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Quân đội có sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).

2. Quân nhân, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi chung là người lao động).

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp người lao động quy định tại Khoản 2 Điều này bị thương, hy sinh công nhận là thương binh, liệt sĩ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động hoặc gắn với quá trình lao động, gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động, làm suy giảm khả năng lao động hoặc gây tử vong trong huấn luyện, công tác, học tập, lao động, sản xuất hoặc các hoạt động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, tai nạn xảy ra trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc hoặc tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở (kể cả khi giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động).

2. Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành (Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

Điều 4. Điều kiện, nguyên tắc, mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Điều kiện người lao động được bồi thường

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, được bồi thường trong các trường hợp sau:

- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

2. Nguyên tắc bồi thường

a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động khi người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương);

- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

- Đồng chí Nguyễn Văn A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho đồng chí A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

- Định kỳ, đồng chí A giám định sức khỏe lần thứ hai, mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho đồng chí Nguyễn Văn A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).

Điều 5. Điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động

1. Điều kiện người lao động được trợ cấp

Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động theo kết luận trong biên bản điều tra tai nạn lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự Quân đội hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn).

Đánh giá bài viết
1 818
Thông tư 124/2015/TT-BQP về chế độ bồi thường, trợ cấp với đối tượng làm việc trong quân đội
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm