Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ lao động dôi dư tại công ty MTV nhà nước

Tải về

Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ lao động dôi dư tại công ty MTV nhà nước

Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
--------

Số: 44/2015/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2015/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại) quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại; người đại diện phần vốn của công ty; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định tại Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:

1. Lập danh sách lao động thường xuyên của công ty theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:

a) Danh sách lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).

b) Danh sách lao động đang phải ngừng việc (được trả lương hoặc không được trả lương theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động);

c) Danh sách lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

d) Danh sách lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động;

đ) Danh sách lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động (bao gồm cả người lao động được công ty cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).

2. Lập danh sách lao động tiếp tục được sử dụng ở công ty sau khi sắp xếp lại theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, gồm:

a) Danh sách lao động tiếp tục sử dụng (không cần đào tạo lại và làm việc trọn thời gian);

b) Danh sách lao động phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có);

c) Danh sách lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).

3. Lập danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ luật Lao động theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty sau khi sắp xếp lại và phải chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là danh sách người lao động dôi dư), gồm:

a) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 theo mẫu số 4a ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP), gồm:

  • Danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;
  • Danh sách lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;
  • Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc Khoản 5 (đối với công tythực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) Điều 3 Nghị định số63/2015/NĐ-CP.

b) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5a ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Công ty chốt danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty) hoặc thời điểm bán tại hợp đồng mua bán (đối với trường hợp bán công ty) hoặc thời điểm chuyển đổi tại quyết định chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) hoặc thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể công ty) hoặc thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp phá sản công ty) để đưa vào phương án sắp xếp công ty.

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gianđóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Chế độ đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8a ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Chế độ đối với người lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9a ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức công khai phương án sử dụng lao động (trong phương án sắp xếp lại công ty) ít nhất 10 ngày và gửi tới từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động. Việc tổ chức Hội nghị người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

9. Hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động trong phương án sắp xếp lại công ty, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty.

10. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty rà soát lại danh sách, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính toán lại chế độ đối với người lao động dôi dư; hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra, đối chiếu; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư.

Điều 4. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ

1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian làm việc làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động đã được công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (nếu có).

Thời gian người lao động đãlàm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).

3. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định 63/2015/NĐ-CP bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Đánh giá bài viết
1 2.427
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm