Thông tư hướng dẫn Nghị định 63/2015/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư

Thông tư hướng dẫn chính sách đối với người lao động dôi dư

Thông tư hướng dẫn Nghị định 63/2015/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư vừa được Bộ lao động - thương binh và xã hội dự thảo quy định chi tiết về chính sách đối với người lao động khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho Nhà nước làm chủ sở hữu.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
--------

Số: /2015/TT-BLĐTBXH

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2015/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (gọi chung là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hoá, bán;

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp;

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách;

5. Giải thể, phá sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Thông tư này, bao gồm:

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của thực hiện sắp xếp lại (là người lao động được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, tại thời điểm quyết định thực hiện sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại chưa chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, kể cả người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động) theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

  • Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm;
  • Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm;
  • Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được thực hiện chế độ giao khoán đất, giao khoán rừng.

b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước).

c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này được tuyển dụng lần cuối cùng kể từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm mà phải thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này được tuyển dụng lần cuối cùng kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.

2. Người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của công ty), gồm:

a) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này, tại thời điểm sắp xếp lại hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

b) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này.

3. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại.

Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Thông tư này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được thực hiện như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016) được hưởng trợ cấp và hỗ trợ như sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

d) Thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính khoản hỗ trợ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coi đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được tính đến ngày nghỉ việc ghi trong quyết định nghỉ việc.

đ) Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc. Trong đó:

- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 trở về trước, tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp được tính bằng hệ số tiền lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố theo từng thời kỳ, trong đó:

+ Hệ số lương và phụ cấp lương từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2013 được tính theo hệ số mức lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước.

+ Mức lương tối thiểu chung để tính chế độ cho giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2010 là 650.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2011 là 730.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 là 1.050.000 đồng.

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015, tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp được tính bằng hệ số tiền lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm này là 1.150.000 đồng/tháng.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau, tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác).

Đánh giá bài viết
1 2.235
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi