PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta
Giáo án dạy thêm Bài Hạt gạo làng ta lớp 5
Giáo án bài Hạt gạo làng ta lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài 3 học kì 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài Hạt gạo làng ta được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và Word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Hạt gạo làng ta
Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài 3 kì 2 KNTT
ÔN TẬP BÀI 3
Bài đọc: Hạt gạo làng ta
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
Viết: Quan sát để viết bài văn tả người
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hạt gạo làng ta.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được cách nối các vế câu ghép.
- Nắm được cấu tạo và quan sát để viết bài văn tả người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những kiến thức cơ bản và cách sử dụng về cách nối các vế trong câu ghép.
- Biết quan sát mọi vật xung quanh và vận dụng vào viết bài văn tả người.
3. Phẩm chất:
- Yêu những điều bình dị trong cuộc sống và giáo dục con người phải có lòng biết ơn với người lao động vất vả làm ra hạt gạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các công việc của các ngành nghề khác nhau mà em biết ? - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Các công việc của các ngành nghề là: + Bác sĩ: khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc + Kĩ sư: thiết kế, giám sát công trình, giải quyết những vấn đề ở công trình + Giáo viên: dạy học, soạn bài ….…. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 3: + Bài đọc: Hạt gạo làng ta. + Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép. + Viết: Quan sát để viết bài văn tả người. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Hạt gạo làng ta. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài thơ Hạt gạo làng ta với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài để ca ngợi người lao động, ca ngợi hạt gạo. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về cách nối các vế câu ghép. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Có bao nhiêu cách nối các vế câu ghép? Đó là những cách nào? + Nêu ví dụ cụ thể - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả người. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Nêu các bước quan sát để viết bài văn tả người? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hạt gạo làng ta. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Hạt gạo làng ta, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại cách nối các vế câu ghép. + Hoàn thiện các phần quan sát để viết bài văn tả người. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. | - HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời. + Có hai cách nối các vế câu ghép. Đó là: l Nối với bằng một kết từ: và, rồi, hoặc, còn, hay, nhưng, mà, song,… l Nối trực tiếp với nhau: dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy,… + Ví dụ: l Hôm nay tôi đi học và mẹ tôi cũng đi làm. l Hôm nay cả nhà tôi đi siêu thị mua rất nhiều thứ: bố tôi mua máy tính, mẹ tôi mua sữa, em gái tôi mua váy, tôi mua bim bim.
- HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. Có ba bước quan sát để viết bài văn tả người. Đó là 1. Chuẩn bị: - Chọn người để quan sát yêu cầu - Chọn cách quan sát: có thể quan sát trực tiếp hoặc quan sát qua hình ảnh, video,… - Làm phiếu ghi chép kết quả khảo sát 2. Quan sát và ghi chép kết quả: Đặc điểm: - Ngoại hình - Hoạt động - Sở trường, sở thích,… 3. Trao đổi về kết quả quan sát: a. Chia sẻ kết quả quan sát: - Người được quan sát là ai? - Người đó có những đặc điểm nào nổi bật? b. Nhận xét, góp ý về kết quả quan sát: - Cách lựa chọn, sắp xếp đặc điểm của người được quan sát. - Cách miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: * Câu ghép: a) Đoạn a có hai câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế: Câu 1: Súng kíp cùa ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn dược năm, sáu mươi phát. Câu 2: Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. b) Câu b có 2 vế: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học. c) Câu c có 3 vế: Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi. * Ranh giới giữa các câu ghép: a) Từ “thì" đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. “Dấu phẩy" đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. b) “Dấu hai chấm” đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. c) Các "dấu chấm phẩy” đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu. Bài 2: - Các câu ghép và vế câu: + Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi / nó kết thành... to lớn / nó lướt qua... khó khăn / nó nhấn chìm... lũ cướp nước. + Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu: Nó nghiến răng ken két / nó cưỡng lại anh / nó không chịu khuất phục. + Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu: Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. - Cách nối vế câu: + Đoạn a: 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. + Đoạn b: 3 vế câu nối với nhạu trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. + Đoạn c: Vế 1, vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. Câu 1: HS tự làm. Câu 2: a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa đặc sắc: “mặt trời - hòn lửa”, “ sóng - cài then”, “đêm - sập cửa”, “câu hát căng buồm - gió khơi” Tác dụng của các biện pháp đó: Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi. b. - Từ “lại” diễn tả công việc của người dân chài được lặp lại hàng ngày, diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc. - Mặt khác chữ “lại” còn biểu thị ý đối lập với hoạt động có trước: Trời, biển đã nghỉ ngơi còn con người lại ra khơi đánh cá. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
.............
Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài 3 HK 2 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta
9,7 MB 07/01/2025 3:29:00 CHGiáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 3 Hạt gạo làng ta word
07/01/2025 3:52:29 CH
Tham khảo thêm
PowerPoint Toán 5 Bài 38: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
PowerPoint Tiếng Việt 5: Bài văn tả người
PowerPoint Tiếng Việt 5: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào
PowerPoint Toán 5 Bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng
PowerPoint Toán 5 Bài 36: Tỉ số. Tỉ số phần trăm
PowerPoint Tiếng Việt 5: Câu đơn và câu ghép
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án lớp 5 buổi 2 (buổi chiều) Đủ cả năm
PowerPoint Tiếng Việt 5: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 33: Ôn tập diện tích, chu vi một số hình phẳng
(2 cột, 3 cột) Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 5
Giáo án Powerpoint Đạo đức 5 Cánh Diều (Tuần 1-17)