Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay

Tải về

Bài thu hoạch xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay 2025 là mẫu nêu lên nhiệm vụ của đảng viên trong công tác xây dựng Đảng, từ đó đưa ra những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở hiện nay.

Đạo đức là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng là mẫu được lập ra để nâng cao nhận thức, giúp những người Đảng viên thấy được được tầm quan trọng của vấn đề này và có ý thức nghiệm chỉnh thực hiện những nội dung xây dựng Đảng về đạo đức. Sau đây là 6 mẫu Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay mà Hoatieu.vn sưu tầm được, mời các bạn tham khảo.

1. Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng số 1

Sau khi được học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng, bản thân tôi đã nhận thức về những vấn đề cơ bản từ những chuyên đề được học tập và rút một số vấn đề từ Nghị quyết đối với thực tiễn của bản thân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của bản thân, cụ thể như sau:
I. Nhận thức, tiếp thu của bản thân về những vấn đề cơ bản, điểm mới trong các chuyên đề được nêu trong Nghị quyết:

Qua nội dung học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng, bản thân tiếp thu được những nội dung sau:

- Về kết cấu, NQ Đại hội XII gồm 6 phần:

(1) Tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 nêu trong Báo cáo Chính trị, Báocáo KT-XH của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI trình Đại hội;

(2) thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI trình Đại hội XII;

(3) thông qua Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảngkhoá XI; đồng ý không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành;

(4) thông qua Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khoá XI;

(5) thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XII;

(6) trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khait hực hiện. (NQ Đại hội XI của Đảng có thêm 2 phần: Thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm2011); Thông qua dự thảo Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020)

Nội dung Văn kiện Đại hội XII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Văn kiện Đại hội XI, của các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đường lối, quan điểm của Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Trong đó, những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, đều hiện diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cụ thể như sau:

Về đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa những kết quả đạt được trongnhiệm kỳ Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII có những phát triển mới rất rõ nét,nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đặc trưng cơ bản của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về lĩnh vực văn hoá – xã hội, Văn kiện đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ,giải pháp gắn kết giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ với phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ hiệu quả quá trình đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại, Báo cáo chính trị Đại hội XII có nêu: “Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”. Cụm từ "trong tình hình mới" là điểm mới được nhấn mạnh.

Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế,Báo cáo chỉ ra vấn đề cốt lõi là phải xác định mục tiêu tối thượng là lợi ích quốcgia – dân tộc.

Về chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, so với Nghị quyết Đại hội XI, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XII có nêu: "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân"; "Tôn trọng những điểmkhác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc". Trong định hướng xây dựng các giai tầng trong xã hội, Văn kiện có yêu cầu mới đó là “tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”.

Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân, ngoài một số nhiệm vụ, giải pháp mới, Văn kiện cũng bổ sung phương hướng: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”. “Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”. Bổ sung nội dung “giám sát” trong phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.

Về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Văn kiện nêu lên nhiềunhiệm vụ, giải pháp mới, nổi bật là việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Báo cáo chính trị nêu trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI.

Những điểm mới nêu trong Văn kiện Đại hội XII phản ánh bước tiến về tư duy lý luận của Đảng và sẽ trở thành những định hướng chính trị quan trọng của mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước trong 5 năm tới.

Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII củaĐảng tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm sau:

(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

(2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

(3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng,năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

(4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượtqua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

(5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

(6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

II. Những công việc bản thân cần làm để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng đề ra

1. Về tư tưởng chính trị:

- Luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh

- Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các qui định của địa phương nơi cư trú.

- Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh

2. Phẩm chất đạo đức lối sống:

- Có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực. Luôn giữ gìn sự đoàn kết trong khu dân cư

3. Những kiến nghị, đề xuất: Để tổ chức, thực hiện tốt nội dung của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng trong chi bộ trong thời gia tới, tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau :

- Một là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Hai là, thực hiện tốt việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay số 2

Sinh thời, một trong những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức được thể hiện rất rõ trong cả tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người.

Ngay từ những lớp huấn luyện chính trị đầu tiên trong giai đoạn 1925 - 1927 để đào tạo những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên trước hết bài giảng về tư cách của một người cách mạng. 23 tiêu chí để xác định tư cách của một người cách mạng được thể hiện thông qua ba mối quan hệ với mình, với người, với việc, về cơ bản chính là những chuẩn mực đạo đức của một người cán bộ cách mạng, như: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình... Nhẫn nại (chịu khó)... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh... Khoan thứ... Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể... Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) - tác phẩm chứa đựng những quan điểm hết sức quý giá về công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đặt tên phần III là Tư cách và đạo đức cách mạng. Đó trước hết là 12 điều tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, trong đó chủ yếu là về lĩnh vực đạo đức và tiêu chí đầu tiên đã thể hiện rõ điều này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Đồng thời, trong phần III của tác phẩm, Hồ Chí Minh cũng xác định tư cách của một người cán bộ, đảng viên chân chính khi chỉ rõ: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”.

Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) - tác phẩm chứa đựng tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng, Người xác định: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”(4).
Trong Di chúc dặn lại toàn Đảng, toàn dân những điều tâm huyết trước khi qua đời, Hồ Chí Minh nhắn nhủ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; kết hợp giữa xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chống những hiện tượng phi đạo đức. Khi đề cao sự gương mẫu, tính tiên phong của người đứng đầu các tổ chức đảng, Người quan niệm: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Bản thân Người, trên cương vị người đứng đầu Đảng luôn là tấm gương sáng về thực hành đạo đức, nêu cao tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân. Ở Người ngời sáng tinh thần “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”; là một tấm gương mẫu mực trong rèn luyện, thực hành đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và cho rằng, thông qua tự phê bình và phê bình để phòng, chống suy thoái đạo đức là một giải pháp quan trọng, cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như “rửa mặt hằng ngày”. Theo Người, trước hết cần phải tập trung giáo dục các chuẩn mực đạo đức trung với nước, trung với Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Là những người con ưu tú của dân tộc, ra đời từ dân tộc, Đảng trước hết phải là tổ chức của những người yêu nước. Đồng thời, mục tiêu, lý tưởng của Đảng là phục vụ dân tộc, Đảng là đội tiên phong của giai cấp và toàn thể dân tộc, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp và dân tộc, ngoài lợi ích của giai cấp và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Vì thế, trung với nước và trung với Đảng thống nhất với nhau.

Hai là, đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đây là một chuẩn mực đạo đức được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, là phẩm chất “người” của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các cán bộ, đảng viên - những người được giao nắm ít nhiều quyền lực và các nguồn phân bổ lợi ích phải là những tấm gương sáng trong lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và thường được người dân rất chú ý trong thời gian vừa qua.

Ba là, đạo đức gắn bó mật thiết với Nhân dân. Đây chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Trong những năm tháng Đảng hoạt động bí mật, dù Đảng bị chính quyền thực dân phong kiến khủng bố, đàn áp tàn bạo, nhưng vẫn phát triển không ngừng, chính là bởi đã gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân che chở, giúp đỡ. Tuy nhiên, khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, nguy cơ quan liêu hóa, xa dân, coi thường dân dễ xảy ra. Vì vậy, Người nhấn mạnh phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và thực hành nghiêm kỷ luật Đảng; phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào dân, lắng nghe Nhân dân phê bình, góp ý cho Đảng...

Xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung trong các nội dung xây dựng Đảng, cùng với các nội dung khác là xây dựng Đảng về tư tưởng, xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tổ chức, tạo thành tổng thể nội dung công tác xây dựng Đảng. Đó vừa là sự kế thừa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa là đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Trong điều kiện hiện nay, xây dựng Đảng về đạo đức sẽ giúp tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh, yếu tố gốc rễ trong Đảng và mỗi đảng viên. Khi mỗi đảng viên và toàn Đảng thực hành đạo đức trong sáng, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết, sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp, thống nhất của toàn Đảng trong tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Khi xây dựng Đảng về đạo đức được chú trọng, Đảng cũng được tăng cường nền tảng sức mạnh để chiến thắng những mối đe dọa đến từ cả bên trong và bên ngoài. Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động dù có tinh vi, nguy hiểm, nhưng cũng không thể phát huy tác dụng chừng nào cơ thể Đảng trong sạch, vững mạnh.

Với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của Nhân dân, thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là việc xử lý những vụ tham nhũng lớn bằng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần cảnh tỉnh, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mọi mặt, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Phát huy kết quả đó, các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm cao, sự kiên trì, kiên quyết, bằng những giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc đấu tranh xử lý những vụ tham nhũng lớn, cần hoàn thiện chính sách pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh giáo dục, xây dựng đạo đức, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhằm triệt tiêu hành vi “tham nhũng vặt” gây bức xúc đối với Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới..

3. Mẫu bài thu hoạch xây dựng đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh số 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một mệnh đề nổi tiếng và có ý nghĩa to lớn về Đảng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Mệnh đề đó ngày càng trở thành mệnh lệnh và yêu cầu sống còn trong công tác xây dựng Đảng để giữ vững vị trí, vai trò, bản chất và năng lực của một Đảng cầm quyền. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên; xác định đạo đức là gốc của người cách mạng. Tuy vậy, vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng lại chưa được đặt xứng tầm với các nội dung khác. Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là lớp trẻ đang là vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Vấn nạn này được coi là một trong bốn nguy cơ đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi Đảng phải đối diện và có trách nhiệm lớn đối với vấn đề văn hóa, đạo đức để xây dựng và phát triển nguồn lực con người nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng xác định: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”1. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện, Đảng ta đưa thành tố “đạo đức” vào nội dung xây dựng Đảng, ngang hàng cùng với thành tố: chính trị, tư tưởng và tổ chức, coi đó là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Xây dựng Đảng về đạo đức thực chất là xây dựng văn hóa Đảng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Đó vừa là phương diện hợp thành của nội dung xây dựng Đảng, vừa là nhân tố đảm bảo thành công cho xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bởi lẽ, cán bộ, đảng viên có đạo đức trong sáng thì chính trị, tư tưởng sẽ trong sáng, tổ chức sẽ đoàn kết, vững mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được khẳng định trong thực tiễn.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị (khóa XII), gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chính đốn Đảng. Đây là giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng về đạo đức, được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai với nhiều cách làm mới, hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, “góp phần củng cố, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn tình trạng suy thoái”2 của cán bộ, đảng viên. Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định ngày càng đi vào nền nếp; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm. Qua đó, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy vậy, để việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt hiệu quả cao, trở thành việc làm thường xuyên của các tổ chức đảng cũng như cán bộ, đảng viên, cần tiếp tục đẩy mạnh với tinh thần kiên quyết, kiên trì, “xây” đi liền với “chống”, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Cùng với đó, cần “đẩy mạnh công tác tuyên truyền quá trình tổ chức thực hiện, biểu dương những nơi làm tốt, phản ánh, nhân rộng những việc tốt, người tốt; đồng thời, tích cực nhắc nhở, phê phán những nơi làm chưa tốt”3, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Hai là, đề cao tính tự giác, nêu gương trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Để xây dựng Đảng về đạo đức, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo tiêu chí, chuẩn mực được xác định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”4. Yêu cầu về đạo đức của người cán bộ, đảng viên hiện nay là: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tin tưởng vào thắng lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, luôn xứng đáng là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; có lòng nhân ái và gương mẫu về đạo đức, lối sống; thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; có tinh thần tự giác học tập, rèn luyện; tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tích cực, dũng cảm trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; chăm lo xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong nhân dân. Có như vậy, Đảng ta mới khẳng định được uy tín, tạo ra sức hút để tập hợp, quy tụ và phát huy cao độ sức mạnh của quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự gương mẫu, tính tiên phong của cán bộ, đảng viên, coi đó là một phương pháp cơ bản trong giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức cần quán triệt, tổ chức cho cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương5, làm cho việc nêu gương của cán bộ, đảng viên trở thành lẽ sống hằng ngày, tạo sức lan tỏa trong Đảng và ngoài xã hội, làm cho cái tốt, cái đẹp được nhân lên, cái xấu và cái tiêu cực bị đẩy lùi.

Ba là, phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng là chủ trương nhất quán của Đảng ta, đồng thời là nguyên tắc trong hoạt động của Đảng. Để phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, được cụ thể hóa thành luật, làm cơ sở pháp lý thực hiện6. Trong đó, quy định nhân dân thực hiện quyền giám sát gián tiếp (thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội) và giám sát trực tiếp (thông qua phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan có thẩm quyền) về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, thực thi công vụ, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân,… của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Để thực hiện tốt, các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho quần chúng nhân dân về quyền được tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, có nhiều hình thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; làm tốt công tác khen thưởng, động viên đối với những người dân kịp thời phát hiện, tố cáo các vụ, việc sai phạm của cán bộ, đảng viên; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trù dập người phát hiện, tố cáo.

Bốn là, đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nêu rõ: “Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện;… sa vào cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”7. Biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống là: “cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”8; “tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”9.

Với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là việc xử lý những vụ tham nhũng lớn bằng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần cảnh tỉnh, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mọi mặt, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Phát huy kết quả đó, các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm cao, sự kiên trì, kiên quyết, bằng những giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc đấu tranh xử lý những vụ tham nhũng lớn, cần hoàn thiện chính sách pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh giáo dục, xây dựng đạo đức, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhằm triệt tiêu hành vi “tham nhũng vặt” gây bức xúc đối với nhân dân.

Xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới..

4. Bài thu hoạch về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới số 4

Thực tiễn trong ....năm qua của cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, xem đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định đến sức mạnh, uy tín của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng Đảng, trong đó điển hình là 4 nghị quyết sau:

Một là, Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 26-6-1992, của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng” được cho là cuộc chỉnh đốn Đảng lần thứ nhất, khi sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã làm thay đổi lớn cục diện chính trị thế giới, đặt cách mạng nước ta trước những thời cơ mới và những thách thức mới. Những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đã chứng tỏ đường lối của Đảng ta là đúng đắn; cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện sáng tạo đường lối của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đảng ta cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có những hạn chế đang trở thành nguy cơ không thể xem thường. Nghị quyết số 03-NQ/TW nêu rõ: “Trong Đảng có một bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động, mất lòng tin, trong đó một số chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cơ hội, xét lại, muốn đưa đất nước đi con đường khác; thậm chí đã có người phản bội, đầu hàng. Không ít cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân thực dụng cuốn hút, trở nên thoái hóa, hư hỏng. Tệ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, ăn chơi vung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại lớn, làm tổn hại thanh danh, uy tín của Đảng”(1). Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta phải khẩn trương tự đổi mới, tự chỉnh đốn, thực hiện xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, cụ thể hóa và phát triển các quan điểm và đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta từng bước xác định rõ thêm con đường và giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, xây dựng cho cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, chấn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng ở các cấp, đặc biệt coi trọng củng cố các tổ chức cơ sở đảng ở những địa bàn và lĩnh vực trọng yếu về kinh tế và chính trị.

Hai là, Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 2-2-1999, của Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm là phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Toàn Đảng đã tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình kỷ niệm 30 nǎm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 - 2-9-1999) và kỷ niệm 70 nǎm thành lập Đảng (3-2-1930  - 3-2-2000). Cuộc vận động này được thực hiện từ ngày 19-5-1999 đến 19-5-2001, sau đó trở thành nền nếp, thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo lời căn dặn của Bác trong Di chúc, nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, nâng cao nǎng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Ba là, cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần thứ ba được đánh dấu bởi sự ra đời của Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-1-2012, của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết khẳng định, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây ra thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một số vấn đề cấp bách nổi lên trong giai đoạn này, đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”(2). Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh; thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc chỉnh đốn Đảng với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao, tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị.

Bốn là, Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 30-10-2016, của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” chú trọng vào nhiệm vụ nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về nguy cơ và đề ra các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, biết đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Các cuộc chỉnh đốn Đảng đã mang lại những kết quả tích cực, nhiều mặt công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh và có chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước những tiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên được triển khai tương đối đồng bộ ở các cấp. Nhiều cán bộ, đảng viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; đã có nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy, tổ chức đảng coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết, tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, tấm gương “người tốt, việc tốt” bằng nhiều hình thức phong phú, có tác dụng lan tỏa trong Đảng và trong xã hội. Bên cạnh đó, việc xử lý kỷ luật nghiêm minh những đảng viên vi phạm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu đã giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công tác. Những kết quả nổi bật nêu trên đã góp phần quan trọng làm cho Đảng ta đoàn kết hơn, vững mạnh hơn, trong sạch hơn và niềm tin của nhân dân đối với Đảng được tăng cường hơn; tạo nền tảng, tiền đề vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới. Công tác đấu tranh phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; năng lực tự phát hiện và xử lý sai phạm của một số cấp ủy, tổ chức đảng vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc vẫn còn nghiêm trọng. Các biểu hiện về sự phai nhạt lý tưởng, xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, tấn công quyết liệt, trực diện vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân.

5. Bài thu hoạch xây dựng Đảng về đạo đức số 5

Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những yêu cầu, thách thức mới trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra trọng trách lớn hơn đối với Đảng. Để xây dựng Đảng vững mạnh, luôn đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn các nội dung xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức. Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức và các nội dung, nguyên tắc cơ bản của xây dựng Đảng về đạo đức cần được đặt trong mối quan hệ gắn liền với các mặt khác của công tác này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hiện nay.

Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng Cộng sản là đạo đức kiểu mới - đạo đức cách mạng, hình thành qua thực tiễn lãnh đạo cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc và giai cấp, xây dựng chế độ mới công bằng, tốt đẹp. Đó là hệ thống nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của tổ chức đảng và của đảng viên trong các mối quan hệ với bản thân, với công việc, với đồng chí và các tầng lớp Nhân dân. Những phẩm chất đạo đức nổi bật là: luôn đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp, của Đảng lên trên hết, trước hết; sự khiêm tốn, giản dị; tinh thần dám đấu tranh với mọi sai lầm, khuyết điểm, tự phê bình và phê bình; gắn bó mật thiết với Nhân dân, phụng sự Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính; yêu thương con người; có tinh thần quốc tế vô sản chân chính.

Xây dựng Đảng về đạo đức là toàn bộ hoạt động của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên với sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân trong việc định hình, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của Đảng. Thông qua việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên góp phần tạo nên sức mạnh, sức bền cho Đảng, để Đảng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, lãnh đạo Nhân dân hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị. Nhiệm vụ cách mạng càng ngày càng nặng nề, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên càng phải bản lĩnh, rèn luyện đạo đức cách mạng để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục".

Đạo đức là yếu tố làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, tạo ra niềm tin của Nhân dân với Đảng, làm cho Đảng thật sự là một Đảng cách mạng, chân chính. Ở Việt Nam, khi trở thành Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề giữ vững bản chất cách mạng, đạo đức trong sáng của Đảng là vấn đề vừa cấp thiết, vừa thường xuyên và lâu dài. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đạo đức là gốc, là nền tảng của Đảng, cho nên từ sự suy thoái về đạo đức sẽ kéo theo sự suy thoái của Đảng trên tất cả các lĩnh vực và tất yếu đánh mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Đảng sẽ tự đánh mất vai trò lãnh đạo và sứ mệnh lịch sử cao cả của mình.

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những trụ cột của công tác xây dựng Đảng nói chung, có mối liên hệ biện chứng với các nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đường lối chính trị xuyên suốt của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hay nói một cách khác, độc lập dân tộc phải đi liền cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Xây dựng và thực thi đường lối chính trị đảm bảo mục tiêu xuyên suốt đó cũng chính việc thực hành đạo đức cao nhất của người cộng sản - đạo đức vì nước, vì Dân. Bên cạnh đó, xây dựng Đảng về tổ chức để Đảng trở thành một tổ chức có kỷ luật nghiêm minh tự giác, thành một khối thống nhất trăm người như một, thì không chỉ cần đến các nguyên tắc, các chế tài mà còn phải luôn quan tâm đến giáo dục tình thương, lẽ phải. Thực hành dân chủ, thực hành phê bình và tự phê bình, gắn bó mật thiết với Nhân dân thực chất là thực hành đạo đức của người cộng sản. Như vậy, yếu tố đạo đức, xây dựng Đảng về đạo đức đã nằm trong tất cả các hoạt động xây dựng Đảng, là cơ sở đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ.

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong những năm qua đã cho thấy tầm quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức. Việc đưa nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức đặt ngang tầm với các nhiệm vụ trong xây dựng Đảng không chỉ là một vấn đề thực tiễn mà còn là sự vận dụng, phát triển lý luận về xây dựng Đảng trong điều kiện mới.

Các nội dung cơ bản trong xây dựng Đảng về đạo đức

Khi nói về tiêu chuẩn của Đảng cách mạng, V.I.Lê-nin nêu yêu cầu xây dựng Đảng phải trở thành đại diện cho “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”. Quan điểm này được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển khi khẳng định Đảng “là đạo đức, là văn minh”, “trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”. Từ khi ra đời và trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển, không ngừng tự bồi đắp, bổ sung, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp, của dân tộc.

Xây dựng đạo đức của Đảng trước hết là xây dựng đường lối chính trị, mục tiêu chính trị tốt đẹp, nhân văn vì con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác”. Mục đích cao nhất của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và sau đó là chủ nghĩa cộng sản. Là lực lượng lãnh đạo, Đảng đề ra các định hướng phát triển, quyết định các vấn đề quan trọng đất nước, các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. Vì thế, tính nhân văn của tổ chức đảng nằm ngay trong quá trình nghiên cứu, thảo luận và ban hành các chủ trương, chính sách. Những chủ trương, chính sách đó phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, mục tiêu vì Nhân dân và phù hợp với thực tiễn đời sống. Những chủ trương, chính sách xa rời thực tiễn, không vì Nhân dân sẽ dẫn đến sai lầm về đường lối, từ đó kéo theo những sai lầm trong tổ chức thực hiện, mà hệ lụy của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân.

Với vai trò là lực lượng lãnh đạo, tổ chức đảng phải thực sự là chuẩn mực về việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của Đảng cách mạng kiểu mới, là tổ chức tiên phong của những con người cách mạng, sống với nhau “có lý có tình”. Chuẩn mực đạo đức của mỗi tổ chức là yếu tố nền tảng tạo thành văn hóa tổ chức – văn hóa Đảng, nó trái ngược với chủ nghĩa hình thức, bệnh quan liêu, lợi ích nhóm, tình trạng bè cánh trong tổ chức.

Đảng là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức; tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng dựa trên cương lĩnh, điều lệ, đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích chung của đất nước, dân tộc, giai cấp. Các nhà mác-xít đã chỉ ra trong điều kiện đảng cầm quyền, sự bất đồng dù nhỏ có thể dẫn đến sự nguy hiểm về chính trị, bởi đó là nguồn gốc của sự chia rẽ trong nội bộ, tự nó phá hoại sức mạnh của Đảng. Sự đoàn kết, thống nhất ở đây không phải là xuôi chiều, hình thức mà phải trên cơ sở thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong mỗi cá nhân, trong đơn vị, giữa các cấp, giữa cá nhân với tổ chức, giữa Nhân dân với Đảng để khắc phục sai lầm và khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

Xây dựng mối liên hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân không chỉ là tiêu chuẩn của một đảng chân chính mà còn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vấn đề cơ bản trong xây dựng Đảng, nguồn gốc sức mạnh của Đảng. Xây dựng ý thức gần Dân, phục vụ Nhân dân, lắng nghe Nhân dân, biết trân trọng và huy động nguồn lực vô tận từ “tài dân, sức dân, của dân”, thực hiện tốt cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Xây dựng Đảng là một tổ chức kỷ cương, kỷ luật, dân chủ, cấp trên tạo thuận lợi cho cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ; cấp dưới tôn trọng và phục tùng cấp trên. Đảng là một tổ chức chính trị, nhưng sự gắn kết giữa các thành viên trong Đảng không chỉ bởi mục tiêu chính trị, nhiệm vụ chính trị mà còn bền chặt, sâu sắc hơn bởi tình yêu thương con người lẫn nhau của người cùng chung lý tưởng cao đẹp.

Xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành và phục tùng pháp luật của tổ chức Đảng, của mọi đảng viên từ những đảng viên giữ chức vụ cao nhất trong hệ thống tổ chức Đảng và bộ máy chính quyền, không có vùng cấm trong áp dụng pháp luật. Có như vậy, trong điều kiện đảng cầm quyền, mới có thể ngăn chặn tình trạng chuyên quyền, lạm quyền, đặc quyền, đặc lợi.

Xây dựng bản lĩnh chính trị cho đảng viên, dám dũng cảm nhận và quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm; có tinh thần đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với các biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa cá nhân, chống bệnh kiêu ngạo cộng sản, chống hiện tượng “tự diễn biến”, “tự suy thoái”, chống tham ô, tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Cuộc đấu tranh đó trước hết là đấu tranh trong chính bản thân mỗi người, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa nhiệm vụ phụng sự với nhu cầu, lợi ích tầm thường, để có thể chiến thẳng “kẻ thù trong lòng”, chiến thắng ham muốn vật chất không chính đáng. Bên cạnh đó, cần xây dựng tinh thần cách mạng, đấu tranh kiên quyết với tư tưởng, quan điểm và hoạt động sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ. Bản lĩnh chính trị đó trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay còn là sự dũng cảm “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”5.

Xây dựng tinh thần khiêm tốn, cầu thị, không ngừng học hỏi. V.I.Lê-nin từng nói, người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trí thức mà nhân loại đã tạo ra. Có tinh thần học hỏi đó mới không bị lạc hậu, mới theo kịp sự tiến bộ của Nhân dân, của đất nước và thời đại, nhất là trong thời đại kinh tế tri thức và công nghệ số hiện nay.

Mỗi đảng viên, mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải tự giác nêu gương “để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng”6. Nêu gương trong các mặt công tác, trong đời sống; nêu gương trong Đảng và trước Nhân dân; nêu gương từ lời nói đến hành động; về tác phong, nề nếp làm việc, ứng xử với đồng chí và Nhân dân, trong tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng…

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, lợi ích dân tộc quốc gia và lợi ích giai cấp, lợi ích quốc tế đa dạng, phức tạp, đan xen lẫn nhau. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”7.

Xây dựng ý thức đạo đức cách mạng và tổ chức thực hành đạo đức cách mạng là công việc thường xuyên, lâu dài, bền bỉ của Đảng. Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đạo đức, các quan điểm, tư tưởng đạo đức cách mạng được chuyển hóa, trở thành tình cảm đạo đức cách mạng; các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thành lẽ sống, lương tâm, danh dự của Đảng và đảng viên; từ các đòi hỏi của Đảng và xã hội đối với người đảng viên thành nhu cầu nội tâm, hành vi tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời, trong công tác và cuộc sống đời thường.

Nguyên tắc xây dựng Đảng về đạo đức

Xây dựng Đảng về đạo đức phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuân theo những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức mới, phải tu dưỡng suốt đời, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, xây đi đối với chống.

Xây dựng Đảng về đạo đức gắn với giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng Đảng về đạo đức cho đảng viên không thể chỉ bằng tu dưỡng đạo đức, mặc dù đó là yêu cầu đầu tiên. Việc giáo dục, rèn luyện và thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong xây dựng Đảng chỉ có hiệu quả khi thiết lập chế độ “kỷ luật sắt” trong Đảng và nền pháp chế trong xã hội. Kỷ luật và pháp luật phải đảm bảo vừa răn đe, đề phòng, hạn chế sự vi phạm kỷ luật, vừa xử lý nghiêm khắc những hành vi, hiện tượng vi phạm đạo đức của Đảng. Không thể để bất cứ cán bộ, đảng viên nào nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của Nhân dân; không có “vùng cấm”, “hạ cánh an toàn”, không có “đặc quyền” hay ngoại lệ. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của Nhân dân và kiến tạo môi trường lành mạnh trong Đảng, trong xã hội cũng là phương thức hữu hiệu để xây dựng và thực hành đạo đức Đảng một cách chắc chắn, bền vững.

Xây dựng Đảng về đạo đức phải đi liền với chỉnh đốn Đảng, đây là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phải trên cơ sở xây dựng mà chỉnh đốn và chỉnh đốn nhằm loại trừ những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, bổ sung nguồn lực mới, làm giàu và phát triển lên nội lực đang có, làm cho Đảng vững mạnh hơn, trong sạch hơn. Mỗi giai đoạn lịch sử đặt ra nhiệm vụ khác nhau và yêu cầu ngày càng cao hơn, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, sự kỳ vọng của Nhân dân. Trong chiến tranh, ở mỗi bước ngoặt quan trọng, những trận đánh quyết định, Đảng tiến hành chiến dịch chỉnh quân, chỉnh Đảng nhằm kịp thời uốn nắn tư tưởng hoang mang, dao động hay chủ quan, tự mãn; củng cố tinh thần, động viên cán bộ đảng viên, chiến sĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, Đảng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ có lòng nhiệt tình mà còn phải có năng lực, trí tuệ, tinh thần sáng tạo, chủ động giải quyết những công việc diễn ra rất phức tạp, đa dạng trong thực tiễn cũng như không ngừng đấu tranh chống lại mọi sự cám dỗ của vật chất, danh vọng, địa vị, giữ vững bản chất cách mạng. Như vậy, xây dựng Đảng đi đôi phòng chống suy thoái về đạo đức; đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị, tư tưởng và các hiện tượng vi phạm các nguyên tắc tổ chức của Đảng.

Xây dựng Đảng về đạo đức xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhằm giải quyết vấn đề từ thực tiễn. Sự thay đổi về môi trường xã hội tất yếu dẫn đến sự lạc hậu, kém hiệu quả của một số nội dung, phương pháp của công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Nói cách khác, thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, xây dựng một cách đồng bộ những nội dung, phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Cùng với nội dung giáo dục lý tưởng, chính trị, hiện nay cần trang bị cho đảng viên những hiểu biết về môi trường xã hội, các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế. Hiện nay, nhiều vấn đề mới nảy sinh từ cơ chế thị trường như vai trò của Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, nạn tham nhũng, hối lộ, tệ nạn sùng bái lợi ích vật chất… đang tác động mạnh mẽ đến đạo đức cách mạng của đảng viên cũng như toàn xã hội. Bởi vậy, trong việc xây dựng Đảng về đạo đức, cần kết hợp nghiên cứu lý luận về xây dựng đạo đức trong Đảng với tổng kết thực tiễn, thường xuyên xem xét các nghị quyết, chỉ thị nói chung, liên quan đến đạo đức nói riêng đã thi hành đến đâu, thi hành như thế nào, nếu không sẽ chỉ là lời nói suông, gây tổn hại đến lòng tin của Nhân dân. Cần làm cho việc xây dựng Đảng về đạo đức trở thành một nhu cầu văn hóa, động lực tu dưỡng, rèn luyện và được minh chứng cụ thể thông qua hành động thực tiễn của mỗi cán bộ, đảng viên.

Xây dựng Đảng về đạo đức không tách rời trong tổng thể các nội dung xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện hiện nay. Xây dựng Đảng về đạo đức là sự kết hợp giữa giáo dục nhận thức với bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, hình thành niềm tin khoa học và thực hành đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Thiếu vắng hoặc xem nhẹ yếu tố đạo đức trong xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền sẽ dẫn tới tới tình trạng suy thoái, biến chất trong Đảng; nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ trở nên xa lạ với cuộc sống; các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng bị vi phạm, phá vỡ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bên cạnh đó, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức là tạo ra những điều kiện đảm bảo cho việc thực hành đạo đức trong Đảng, bởi chính trị có vững, lý tưởng có kiên định và tổ chức có tốt thì đạo đức cách mạng mới được củng cố và phát huy. Đó chính là vấn đề tạo lập môi trường tích cực để nuôi dưỡng, bảo vệ các giá trị đạo đức trong Đảng, trong xã hội chống lại các biểu hiện phi đạo đức

Xây dựng Đảng về tư tưởng là củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng - lý luận khoa học, chân chính, vì con người. Từ đó, cán bộ, đảng viên có cơ sở lý luận để củng cố niềm tin vào con đường, lý tưởng của Đảng, vững vàng, không bị dao động trước những tác động tiêu cực hay những khó khăn, sai lầm, thất bại tạm thời. Bên cạnh đó, xây dựng Đảng về đạo đức cần triển khai trên một nền tảng đổi mới tư duy lý luận về xây dựng Đảng, cụ thể là tư duy mới về đạo đức, đó là đạo đức hành động, đem lại kết quả thiết thực với đời sống của Nhân dân chứ chỉ không chỉ là việc nêu ra chuẩn mực chung chung.

Xây dựng Đảng về chính trị làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng, định hướng chính trị, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và qua đó không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho đạo đức thấm sâu, lan tỏa từ chủ trương, chính sách đến hành động thực tiễn của các tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Mặt khác, khi đã có tư tưởng đạo đức tiến bộ, chủ trương, đường lối chính trị đúng thì nhân tố quyết định để thực hiện chính là tổ chức và cán bộ. Từ tư tưởng đạo đức đến thực hành đạo đức cần thông qua hoạt động của những con người cụ thể và được bảo đảm bằng ý thức tự giác của mỗi đảng viên và nguyên tắc, quy định, kỷ luật của tổ chức Đảng. Các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng mà các nhà mác-xít nêu ra như tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng… được xây dựng trên cơ sở vận dụng và phát triển những quy chuẩn đạo đức của xã hội vào tổ chức và hoạt động của một đảng chính trị. Không đảm bảo thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt, Đảng không thể tồn tại và phát triển được.

Yêu cầu, hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong xây dựng Đảng không thể tách rời một loạt các điều kiện về đánh giá sử dụng, loại trừ thành phần thoái hóa khỏi Đảng, chế độ đãi ngộ với cán bộ, đảng viên. Làm tốt công tác cán bộ là khâu quyết định xây dựng Đảng về đạo đức.

Xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra từ trước khi thành lập tổ chức Đảng và là nội dung xuyên suốt trong quá trình tồn tại, phát triển của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng lãnh đạo đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, cũng như khi đối diện với những khó khăn, thách thức mới, vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức càng được coi trọng hơn. Vấn đề này cần có những nhận thức mới, những nội dung và nguyên tắc cụ thể, phù hợp hơn với những biến đổi của thực tiễn, để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh”, luôn đại diện cho giá trị tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới.

6. Mẫu bài thu hoạch xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh số 6

Bài viết dự thi Búa liềm vàng 2021 - Trích nguồn tập đoàn điện lực Việt Nam.

Vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những công việc chính của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Mọi việc thành hay bại đều từ cán bộ mà ra. Việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng là đỉnh cao của "nghệ thuật" là "phương sách" dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp Cách mạng.

Trong năm 2021, đất nước tiến hành Đại hội XIII trong bối cảnh của Đại dịch Covid-19. Vấn đề xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt hàng đầu tại mỗi Đại hội, chúng ta có thể thấy rõ rằng chủ đề Đại hội XIII đã dự thảo nêu lên 5 thành tố: Về Đảng, về dân tộc, về đổi mới, về bảo vệ Tổ quốc, về mục tiêu.

Cụ thể trong đó, một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; hai là, củng cố niềm tin của nhân dân, phát huy ý chí, khát vọng phát triển, sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; ba là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; bốn là, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành quốc gia phát triển theo định hướng XHCN vào năm 2045.

Một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XIII đã nói đến vấn đề xây dựng Đảng: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, vận hành thông suốt hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất năng lực uy tín; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, hành vi đạo đức mang tính tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong, đồng thời chịu tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những người xung quanh.

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về đạo đức, như thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng...; về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi, ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.

Hành vi đạo đức là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà con người đã nhận thức và lựa chọn. Đó là sự thể hiện trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, đồ vật, với xã hội và với chính mình theo các phạm trù lương tâm, trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ, quyền lợi...

Do hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức nên đạo đức thường tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Nhưng không phải cứ có trình độ học vấn cao là có trình độ văn hóa, đạo đức cao và ngược lại, bởi sự khác biệt và có khoảng cách giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức, giữa nhận thức và hành động của mỗi người. Về cơ bản, trong mỗi con người, ý thức đạo đức và hành vi đạo đức thống nhất với nhau. Tuy nhiên, do hoạt động xã hội của con người còn phụ thuộc nhiều vào những quan hệ lợi ích, nhất là trong thời kỳ quá độ, nên có nhiều trường hợp hành vi đạo đức khác biệt với ý thức đạo đức; ý thức đạo đức đúng, nhưng hành vi đạo đức vẫn sai...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức: Hồ Chí Minh nêu ba nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội.

Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm thể hiện bản chất và nhân cách của con người. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên... là phương thức giáo dục đạo đức phổ biến và hiệu quả nhất. Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ hết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Hai là, xây đi đôi với chống: Trong xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của xã hội mới, ngoài việc bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái với những yêu cầu của đạo đức chung của xã hội, đó là những tàn dư của xã hội cũ, sản phẩm của những tác động tiêu cực từ điều kiện kinh tế, xã hội thời kỳ quá độ... Xây đi đôi với chống là muốn xây dựng phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, trong tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.

Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn. Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “ba xây, ba chống”, viết sách “người tốt, việc tốt”, để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức

Xây dựng Đảng là đạo đức trước hết phải kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, xuất phát từ mục đích cao quý của Đảng để hy sinh, phấn đấu. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của nhân dân. Đảng phấn đấu không ngừng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Đạo đức cao nhất của Đảng là sự hy sinh phấn đấu vì mục tiêu cao cả đó.

Xây dựng Đảng về đạo đức phải tuân theo những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, xây đi đôi với chống, nêu gương về đạo đức và phải tu dưỡng đạo đức suốt đời nhằm thực hiện lời dạy của Người phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.

Đứng trước bối cảnh và yêu cầu của thực tiễn cách mạng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng. Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”; đồng thời “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Ngay từ những lớp huấn luyện chính trị đầu tiên trong giai đoạn 1925 - 1927 để đào tạo những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên trước hết bài giảng về tư cách của một người cách mạng. 23 tiêu chí để xác định tư cách của một người cách mạng được thể hiện thông qua ba mối quan hệ với mình, với người, với việc, về cơ bản chính là những chuẩn mực đạo đức của một người cán bộ cách mạng, như: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình... Nhẫn nại (chịu khó)... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh... Khoan thứ... Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể...

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) - tác phẩm chứa đựng những quan điểm hết sức quý giá về công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đặt tên phần III là Tư cách và đạo đức cách mạng. Đó trước hết là 12 điều tư cách của một đảng chân chính cách mạng, trong đó chủ yếu là về lĩnh vực đạo đức và tiêu chí đầu tiên đã thể hiện rõ điều này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Đồng thời, trong phần III của tác phẩm, Hồ Chí Minh cũng xác định tư cách của một người cán bộ, đảng viên chân chính khi chỉ rõ: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”.

Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) - tác phẩm chứa đựng tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng, Người xác định: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”.

Trong Di chúc dặn lại toàn Đảng, toàn dân những điều tâm huyết trước khi qua đời, Hồ Chí Minh nhắn nhủ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức

Đại hội XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong kỷ nguyên số việc ứng dụng công nghệ vào quản lý cán bộ, Đảng viên là việc rất nên làm ngay từ bây giờ.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống quý báu của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại, đặc biệt là với chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài vô cùng phong phú, những tổng kết kinh nghiệm sâu sắc, sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, hoàn thiện nhất của một người Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là thực hiện các chuẩn mực đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, đạo đức cộng sản và những chuẩn mực đạo đức nhân đạo, nhân văn tiên tiến nhất của thời đại.

Ngày 15-5-2016, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chỉ thị xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Mục tiêu đặt ra là làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người “thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Giải pháp tìm ra nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ đó là hãy quản lý thông tin Đảng viên bằng công nghệ thay cho giấy tờ lạc hậu như ngày nay. Công nghệ lưu trữ chuỗi khối Blockchain là một sẽ giúp cập nhật dữ liệu Đảng viên theo thời gian thực. Những dữ liệu này tạo thành chuỗi khối, minh bạch, bất biến giúp việc quản lý hồ sơ Đảng viên được bảo mật và an toàn. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Khi cần thiết, có thể truy xuất lại tất cả thông tin của Đảng viên đó một cách dễ dàng, tin cậy nhất.

Hai là, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”.

“Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và của toàn bộ hệ thống chính trị. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”.

Việc cần gấp để đáu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là tích cực triển khai ứng dụng công nghệ Internet vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến về việc xây dựng Kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2025. Chúng ta cần xây dựng được hệ thống thông tin cơ bản. Chúng ta đã và đang bắt đầu điện toán hóa các dữ liệu hành chính trọng tâm như: đăng ký hộ khẩu, đăng ký phương tiện tham gia giao thông, bất động sản... Chúng ta cần mở rộng thêm các dịch vụ Chính phủ điện tử sang nhiều lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng mạng lưới thông tin tốc độ cao qua việc đẩy nhanh việc nâng cấp mạng di động lên mạng 5G. Điều nay được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới vạn vật kết nối Internet (IoT). Các cơ quan chính phủ bắt đầu phát triển các dịch vụ Chính phủ điện tử lấy cơ sở là mạng Internet. Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng rộng khắp toàn quốc để mở rộng Chính phủ điện tử cả về số lượng và chất lượng.

Ba là, xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị

Nêu gương là một phương pháp cơ bản trong giáo dục đạo đức, lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Để khuyên người ta làm, thì phải làm gương trước”16. Trong thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Quy định số 101-QĐ/TW yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Nội dung nêu gương gồm 7 lĩnh vực: về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sống, tác phong; về tự phê bình và phê bình; về quan hệ với nhân dân; về trách nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật và về đoàn kết nội bộ. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu, nội dung nêu gương trong Quy định số 101-QĐ/TW là giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về đạo đức hiện nay.

Hàng loạt quy định về trách nhiệm nêu gương của Đảng viên, cách nào để dự đoán tính cách tâm tư, nguyện vọng đảng viên, các nguy cơ “tự diễn biễn, tự chuyển hóa” trong họ. Hãy xem họ tương tương như thế nào qua mạng xã hội. Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta nên phát triển một Mạng xã hội trí tuệ nhân tạo dành riêng cho người Việt Nam, ghi lại tất cả hoạt động của Đảng viên, bất cứ bình luận, suy nghĩ của Đảng viên đó sẽ được ghi lại. Từ những dữ kiện ban đầu đó, các cơ quan quản lý Đảng viên có thể dự báo diễn biến tâm lý Đảng viên.

Chúng ta cần phát triển được một mạng xã hội có tính chất thông minh tương đương hoặc phải hơn mạng xã hội facebook hiện nay. Như chúng ta đã biết, mạng xã hội facebook hiện nay nắm giữ được rất nhiều thông tin cá nhân của chúng ta. Hàng ngày chúng ta tương tác thông tin trên đó, facebook đều ghi lại hết. Chính những quảng cáo hay những đề xuất gợi ý thông tin hiện nay được gửi đến cho chúng ta trên facebook chính là nhờ facebook có công nghệ trí tuệ nhân tạo vô cùng thông minh. Nó hiểu được chúng ta nghĩ gì, thích gì, từ đó nó sẽ cho hiện những thứ chúng ta cần.

Đại hội XIII của Đảng ta xác định: Vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường, dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”…

Trở lại với đề xuất về một mạng xã hội cho người Việt Nam, khi những Đảng viên tương tác trên đó, chúng ta hoàn toàn có thể dự tính được các nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của Đảng viên đó. Từ đó, sớm có những biện pháp giải quyết vấn đề liên quan đến người Đảng viên, Đảng viên đó cần chấn chỉnh sửa đổi ngay hay Đảng viên đến mức bị điều tra, giám sát như thế nào.

Trong diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19, nhất là đợt dịch bùng phát năm 2021 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân, người lao động; trong đó, có những tác động lớn đến cách thức tiếp nhận thông tin, truyền thông. Nhiều công nhân sống trong khu phong tỏa và cách ly y tế; không ít công nhân làm việc 3 tại chỗ theo sự sắp xếp của doanh nghiệp,… khiến cho việc nắm bắt tư tưởng và tổ chức tuyên truyền, vận động của công đoàn khó khăn.

Bên cạnh đó, khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng khiến thói quen tiếp nhận thông tin của công nhân thay đổi liên tục. Trong bối cảnh đó, truyền thông qua mạng xã hội, vốn đang có sự phát triển mạnh mẽ trong công nhân, công đoàn, càng thể hiện rõ vai trò của mình trong kết nối giữ công nhân, người lao động và công đoàn. Để truyền thông qua mạng xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả trong đại dịch COVID-19 thì công tác xây dựng thông điệp và nội dung tuyên truyền đã được chú trọng, nâng cao hiệu quả truyền tải thông điệp.

Theo đó, nội dung truyền thông vừa phục vụ lợi ích chung cho tất cả công nhân, người lao động, vừa phù hợp với từng cá nhân, chú trọng phổ biến, hướng dẫn các biện pháp mà người sử dụng lao động cần thực hiện để bảo vệ an toàn cho người lao động và doanh nghiệp; cũng như người lao động cần thực hiện để bảo vệ chính bản thân và gia đình trước diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19. Do đó đối với người Đảng viên phải xác định rõ việc tuyên truyền, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm túc cũng đã là một công tác viên tuyên truyền.

Kết luận: Đầu tư công nghệ luôn là sự lựa chọn đúng đắn để quản lý con người, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng. Hãy học Bác từ những điều giản dị và biết ứng dụng công nghệ để làm những việc lớn lao.

Trên đây là 6 mẫu bài Bài thu hoạch xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay mà HoaTieu.vn sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc. Bài tham khảo này đã được làm thành file tải về để các bạn thuận tiện hơn trong quá trình làm bài thu hoạch. Nhớ theo dõi HoaTieu thường xuyên để nhận thêm những mẫu bài thu hoạch hay và mới nhất nhé.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
8 40.633
Bài thu hoạch những nhiệm vụ chủ yếu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm