Bài dự thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt do Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long phát động là một trong những hoạt động chào mừng 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022).
Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng có tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo Bài dự thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Hoatieu chia sẻ dưới đây.
Đáp án tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
1. Nội dung cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Thi trực tuyến (bảng A)
Nội dung tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước của đồng chí Võ Văn Kiệt.
Thi viết (bảng B)
a) Phần I. Trả lời câu hỏi (20 điểm): Gồm 20 câu hỏi về các nội dung liên quan đến thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
b) Phần II. Bài viết tự luận (70 điểm):
- Thí sinh tự viết về những mẩu chuyện, những ấn tượng, những kỷ niệm sâu sắc… về Thủ tướng Võ Văn Kiệt (được nghe, chứng kiến trực tiếp hoặc được kể lại).
- Khuyến khích sử dụng hình ảnh, số liệu, tư liệu thực tiễn để minh họa kèm theo.
c) Phần III. Trình bày đẹp, công phu (10 điểm): Các bài dự thi được đầu tư, trình bày đẹp, công phu cả về nội dung và hình thức, có tranh ảnh minh họa, có chiều sâu.
2. Đáp án phần thi trắc nghiệm tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Câu hỏi 1: Anh (chị) cho biết tên thật, năm sinh và nguyên quán của đồng chí Võ Văn Kiệt?
Võ Văn Kiệt tên thật Phan Văn Hòa, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm - Vĩnh Long.
Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết xuất thân của đồng chí Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt)?
Đồng chí Phan Văn Hòa sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông con ở Trung Hiệp, Vũng Liêm, Vĩnh Long - vùng đất có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống áp bức cường quyền.
Câu hỏi 3: Hãy kể ít nhất 3 bí danh của đồng chí Võ Văn Kiệt?
- Bí danh Sáu Dân
- Bí danh Tám Thuận
- Bí danh Sáu Lục Lạc
Câu hỏi 4: Đồng chí Võ Văn Kiệt tham gia cách mạng vào năm nào? ở tổ chức nào?
Đồng chí Võ Văn Kiệt tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939.
Câu hỏi 5: Trong khởi nghĩa Nam kỳ 1940, đồng chí Võ Văn Kiệt được giao những nhiệm vụ gì?
Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ, ông được giao nhiệm vụ đánh chiếm huyện lỵ Vũng Liêm
Những ngày cuối năm 1940, khi thực dân Pháp bắt đầu mạnh tay đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Long trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ông tham gia lãnh đạo xây dựng căn cứ U Minh, tại khu vực thuộc quận Phước Long cũ.
Câu hỏi 6: Khẩu hiệu do đồng chí Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) giương cao, đi đầu trong đoàn người biểu tình chống thực dân Pháp năm 1939 có nội dung nào?
- Tạm gác cách mạng ruộng đất.
- Chỉ tịch sẽ thu đất của những đế quốc và địa chủ phản bội.
- Nhân dân có những quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng.
- Tạm gác khẩu hiệu được lập chính quyền của Xô Viết công - nông - binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.
Câu hỏi 7: Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công nhiệm vụ gì?
Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa.
Câu hỏi 8: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công nhiệm vụ gì?
Trung ương Cục cử đồng chí Võ Văn Kiệt chuyên lo vấn đề tổ chức và chỉ đạo kế hoạch nổi dậy của quần chúng phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực ta vào thành phố.
Câu hỏi 9: Sau giải phóng, năm 1976 đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công giữ chức vụ gì?
Bí thư Thành phố Sài Gòn
Câu hỏi 10: Từ năm 1992-1997 đồng chí Võ Văn Kiệt giữ chức vụ gì?
Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Câu hỏi 11: Anh (chị) hãy kể tên ít nhất 5 công trình quan trọng của đất nước mang đậm dấu ấn đồng chí Võ Văn Kiệt?
- Đường dây tải điện 500kV Bắc – Nam
- Dự án thoát lũ ra biển Tây
- Nhà máy thủy điện Trị An
- Đường Hồ Chí Minh
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài
- Thác mơ
- Yaly
- Cầu Mỹ Thuận
- Ngọt hóa Tứ giác Long Xuyên
Câu hỏi 12: Anh chị hãy cho biết câu nói nổi tiếng của đồng chí Võ Văn Kiệt nhằm khích lệ tinh thần, niềm tin cho thanh niên có hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Đó là câu nói nào và được nói trong hoàn cảnh nào?
Câu nói "Không ai chọn cửa mà sinh ra".
Nói trong Đại hội Thanh niên Cộng sản HCM, tháng 7/1977
Câu hỏi 13: Trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 1981, với vai trò là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - đồng chí Võ Văn Kiệt đã mạnh dạn đề ra những giải pháp nào, để tháo gỡ khó khăn cho các xí nghiệp quốc doanh và giải quyết “cái ăn” cho 3,5 triệu dân của Thành phố?
- Chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút tiền của, chất xám trong nước và nguồn lực từ kiều bào.
- Bãi bỏ hạn chế về gửi tiền, hàng của kiều bào
- Bật đèn xanh cho các xí nghiệp trung ương và địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo nên khí thế lao động mới…
Câu hỏi 14: Quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện qua các câu nói sau: “Yêu nước không phải là độc quyền của ……………(1); Tổ quốc là của ………..(2) mọi người Việt Nam; mọi người Việt Nam đều có quyền và trách nhiệm đóng góp cho………(3)”. (Hãy điền các từ còn thiếu trong 3 câu nêu trên)
- Yêu nước không là độc quyền của riêng ai (1) !
- Tổ quốc là của tất cả (2) mọi người Việt Nam.
- Mọi người Việt Nam đều có quyền và trách nhiệm đóng góp cho đất nước (3)
Câu hỏi 15: Sau Hiệp định Paris, với vai trò là Bí thư Khu ủy Khu 9, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có câu nói nổi tiếng thể hiện tính quyết đoán, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Đó là câu nói nào?
"Nếu do việc này mà anh, chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi."
Câu hỏi 16: Đồng chí Võ Văn Kiệt đã mạnh dạn quy tụ và sử dụng các trí thức của chế độ cũ nhằm phục vụ đắc lực cho các hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy kể tên và chức vụ ít nhất 1 nhân vật của chế độ cũ trong Văn phòng công tác nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, người đã từng là Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời gian là quyền Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ.
Câu hỏi 17. Trong giai đoạn làm Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt là người có vai trò quan trọng trên lĩnh vực ngoại giao và “Nụ cười Võ Văn Kiệt” là hình ảnh thân thiện, đầy biểu tượng cho quan hệ ngày càng rộng mở của Việt Nam với thế giới. Anh (chị) hãy cho biết từ năm 1992 - 1997 ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật nào?
- Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 => buộc Mỹ phải xem xét lại chính sách ngoại giao với Việt Nam, tiến tới xóa bỏ lệnh bao vây cấm vận vào năm 1994, và đến ngày 11/7/1995, Việt Nam và Mỹ đã chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
- Xóa bỏ bất đồng với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các nước ASEAN - tổ chức mà Việt Nam chính thức trở thành thành viên vào năm 1995.
- Việt Nam đã cùng với ASEAN, ASEAN + 3 và EU trở thành thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á- Âu, mở ra một chân trời mới cho Việt Nam mở rộng giao lưu hợp tác với các nước ở 2 châu lục lớn nhất thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
Câu hỏi 18: Đồng chí Võ Văn Kiệt mất vào thời gian nào và nơi an nghỉ ở đâu?
Đồng chí Võ Văn Kiệt qua đời lúc 8 giờ 40 phút ngày 11 tháng 6 năm 2008 (giờ Singapore, tức 7 giờ 40 phút cùng ngày giờ Hà Nội)
Linh cữu của đồng chí Võ Văn Kiệt được đưa đi an táng tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 19: Nhận xét về thủ tướng Võ Văn Kiệt, có bài viết đăng trên Báo Nhân dân (14/6/2008) như sau: “ …Anh Kiệt quả là một vị Thủ tướng giàu thực tiễn, có tài năng, một nhà hoạt động chính trị tầm cỡ của Đảng và Nhà nước được nhân dân trong nước và thế giới ca ngợi”. Hãy cho biết nhận xét trên là của ai?
Đỗ Mười - Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 20: Hãy kể tên những công trình mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở quê hương Vĩnh Long?
- Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Đường Võ Văn Kiệt
- Trường THPT Võ Văn Kiệt.
Trên đây nội dung và đáp án phần trắc nghiệm cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Mời các bạn cùng tham khảo phần tự luận của cuộc thi qua Bài cảm nhận về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các bài liên quan khác trong chuyện mục Tài liệu: Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu đề án 06 tỉnh Hà Giang năm 2024
-
Câu hỏi về an toàn giao thông cho học sinh THCS 2024
-
Cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết
-
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Tuyên Quang 2023
-
Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư, trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi đúng quy định vào khung giờ nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2024 (9 mẫu)
Mục đích áp dụng Hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn TCVN 9001:2015
Giới thiệu sơ lược về bản thân 100 từ
Câu hỏi trắc nghiệm thi chuyên viên chính
Thể lệ cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định