Cúng ông Công ông Táo năm 2024 ngày nào đẹp?

Cúng ông Công ông Táo ngày nào 2024 đang là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm bởi ngày đưa ông Táo về trời là một trong số các nghi lễ quan trọng trước Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Chính vì vậy nắm được ngày ông công Ông Táo 2024 để các gia đình có thể chuẩn bị cho lễ cúng Táo công 2024 được đủ đầy hơn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ danh sách ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2024 để các bạn có thể tham khảo chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo sắp tới.

Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo 2024, mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung bổ ích khác về nghi lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Cúng tiễn đưa ông Táo về trời vào 23/12 âm lịch hằng năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt. Vậy làm ông Công ông Táo ngày nào đẹp? Sau đây là một số thông tin chi tiết về lễ cúng ông Táo 2024, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Tết ông Công ông Táo 2024 ngày bao nhiêu?

Cúng Ông Công ông Táo 2024 ngày bao nhiêu?
Cúng Ông Công ông Táo 2024 ngày bao nhiêu?

Theo truyền thống hàng năm, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo 2024 năm nay rơi vào thứ sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2024. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện cúng ông Táo đúng ngày được nên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.

2. Cúng ông Táo 2024 vào ngày nào?

Theo thông lệ cổ truyền, ngày lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Tuy nhiên nếu không sắp xếp cúng ông Công ông Táo được đúng ngày thì các bạn có thể tham khảo thêm nội dung dưới đây để nắm được các ngày đẹp cúng Táo công 2024 để tiến hành nghi lễ nhé.

3. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhiều địa phương người dân có quan niệm lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.

Ngày 22/12 âm lịch là ngày  Ất Mùi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão.

Trong ngày này có các khung giờ hoàng đạo như sau, các bạn có thể tham khảo chọn giờ đẹp để làm lễ cúng Táo quân.

Giờ Hoàng Đạo:

  • Mậu Dần (3h-5h): Kim Quỹ
  • Kỷ Mão (5h-7h): Bảo Quang
  • Tân Tị (9h-11h): Ngọc Đường
  • Giáp Thân (15h-17h): Tư Mệnh
  • Bính Tuất (19h-21h): Thanh Long
  • Đinh Hợi (21h-23h): Minh Đường

Để giúp ngày cúng ông Công ông Táo trở nên thuận lợi và đầy đủ hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ cúng sau:

Lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Ngoài ra, còn chuẩn bị cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá hóa rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh thả ra ao, hồ, sông…. sau khi cúng.

4. Năm 2024 cúng ông táo ngày nào đẹp?

Theo Lịch vạn niên 2023, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

  • Ngày 17 tháng Chạp (tức 27/1/2024 dương lịch)
  • Ngày 18 tháng Chạp (tức 28/1/2024 dương lịch)
  • Ngày 20 tháng Chạp (tức 30/01/2024 dương lịch)
  • Ngày 23 tháng Chạp (tức 2/2/2024 dương lịch)

- Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2024:

+ Với ngày 17 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm:

  • Bính Tý (23h-1h)
  • Đinh Sửu (1h-3h)
  • Canh Thìn (7h-9h)
  • Tân Tị (9h-11h)
  • Quý Mùi (13h-15h)
  • Bính Tuất (19h-21h)

+ Với ngày 18 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm:

  • Mậu Tý (23h-1h)
  • Canh Dần (3h-5h)
  • Tân Mão (5h-7h)
  • Giáp Ngọ (11h-13h)
  • Ất Mùi (13h-15h)
  • Đinh Dậu (17h-19h)

+ Với ngày 20 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm:

  • Quý Sửu (1h-3h)
  • Bính Thìn (7h-9h)
  • Mậu Ngọ (11h-13h)
  • Kỷ Mùi (13h-15h)
  • Nhâm Tuất (19h-21h)
  • Quý Hợi (21h-23h)

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Nhâm Thìn (7h-9h); Quý Tị (9h-11h).

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).

Riêng với giờ Ngọ:

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 24.589
0 Bình luận
Sắp xếp theo