Cách cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng 2024

Cúng ông Táo ngày mùng 7 tháng Giêng - Cúng rước ông Táo về nhà ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền trong ngày Tết nguyên đán được thực hiện sau nghi lễ tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên ở một số vùng miền thì lễ cúng rước ông Táo sẽ được thực hiện vào mùng 7 tháng Giêng cùng lễ tạ năm mới. Vậy cúng đón ông Táo ngày 7 tháng Giêng được thực hiện như thế nào? Cách cúng ông táo ngày 7 tháng giêng ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Lễ khai hạ mùng 7 Tết hay còn gọi là lễ cúng ông táo ngày 7 tháng giêng được coi là ngày cuối cùng của chuỗi 7 ngày xuân. Vào ngày lễ này, người dân sẽ tiến hành cúng để hạ cây nêu cũng như khép lại Tết Nguyên đán, đón chào một mùa xuân mới. Dưới đây là Mâm cúng, văn khấn, cách cúng ông táo ngày 7 tháng giêng chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo để chuẩn bị cho gia đình mình một mâm cúng đầy đủ, chi tiết.

1. Ý nghĩa cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng

Lễ cúng ông Táo ngày 07 tháng giêng thường được làm cùng với lễ cúng ông bà, tổ tiên, chư Phật và các chư vị thánh thần. Lễ cúng này được gọi là lễ khai hạ đầu năm. Đây là lễ mang ý nghĩa kết thúc mọi hoạt động vui chơi của ngày tết, là lúc mọi người trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày.

Cúng ông Táo ngày mùng 7 tháng giêng là lễ tiễn biệt ông Công, ông Táo về với thế giới cõi âm. Đồng thời mong muốn các vị thần này phù hộ độ trì cho gia chủ làm ăn thuận lợi, gia đạo yên bình, gặp nhiều may mắn.

2. Giờ đẹp rước ông Táo về nhà 2024

Rước ông táo về giờ nào? Cùng với lễ cúng tiễn ông Táo 23 tháng Chạp thì lễ đón ông Táo về nhà ngày mùng 7 Tết cũng rất quan trọng. Mùng 7 Tết 2024 năm nay rơi vào ngày thứ 6 Ngày 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn tức ngày Canh Tuất, Tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn, đây là ngày hoàng đạo rất tốt để tiến hành lễ đón ông Táo về nhà.

Dưới đây là khung giờ đẹp ngày mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn thuận lợi để tiến hành lễ cúng ông Công, ông Táo:

3h - 5hMậu DầnTư Mệnh
7h - 9hCanh ThìnThanh Long
9h - 11hTân TịMinh Đường
15h - 17hGiáp ThânKim Quỹ
17h - 19hẤt DậuBảo Quang
21h - 23hĐinh HợiNgọc Đường

3. Lễ rước ông Táo về nhà mùng 7 tháng giêng

Mâm lễ cúng ông Táo ngày 7 tháng giêng

Mâm lễ cúng ông Táo ngày 7/1 sẽ gồm mâm cúng chay hoặc mặn tùy vào tín ngưỡng, điều kiện của mỗi gia đình. Ngoài ra, bạn lưu ý một số lễ vật bắt buộc phải có trong mâm cúng như:

  • 1 chai rượu nhỏ.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • Tiền vàng.
  • 1 đĩa trầu cau.

Mâm cỗ mặn cúng ông Táo ngày 7 tháng giêng

Mâm cỗ mặn truyền thống cúng ông Công, ông Táo ngày mùng 7 tháng giêng bao gồm:

  • 1 đĩa thịt lợn luộc thái miếng
  • 1 bát canh mọc/ canh măng.
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm.
  • 1 đĩa giò cắt miếng.
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ.

Cách cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng

Mâm cỗ chay cúng ông Táo ngày 07 tháng giêng

Với những gia đình theo tín ngưỡng Phật giáo thì thường cúng ông Táo ngày 7/1 âm lịch bằng mâm cỗ chay. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Táo ngày mùng 7 phổ biến:

  • 1 đĩa xôi đỗ hoặc xôi gấc.
  • 1 bát canh nấm chay.
  • 1 đĩa nem rán chay.
  • 1 đĩa rau xào hoặc luộc.

Cách cúng ông Táo ngày 7 tháng giêng

Theo phong tục từ lâu đời, cúng ông Táo ngày 07 tháng giêng nên đặt mâm lễ ở ngoài trời. Tuy nhiên, hiện nay cúng ông Táo mùng 7 đã đơn giản hơn. Một số gia đình thay vì đặt mâm cúng ngoài trời thì cúng ông Táo ở bàn thờ chung với tổ tiên. Do đó, tùy vào phong tục, tín ngưỡng của từng vùng miền, gia đình mà có cách cúng khác nhau.

Nếu cúng ông Táo chung với bàn thờ tổ tiên, bạn cần thực hiện nghi lễ cúng như sau:

  • Bước 1: Châm 1 cây nến đặt trên bàn thờ.
  • Bước 2: Châm 1, hoặc 3, 5, 7, 9 cây hương (nhang), sau đó chắp tay, đọc văn khấn cúng ông Táo thật thành tâm.
  • Bước 3: Sau khi đọc văn khấn xong, bạn lạy trước bàn cúng 3 lạy rồi cắm hương lên chân hương.
  • Bước 4: Khi hương cháy hết ⅔ cây, bạn mang tiền vàng đi hóa vàng.

Nếu cúng ông Táo ngoài trời thì trước khi cúng, gia chủ cần thắp hương cho tổ tiên để xin phép các cụ. Nghi lễ cúng ông Táo ngoài trời cũng giống 4 bước cúng ông Táo chung với bàn thờ tổ tiên như trên. Tuy nhiên, do cúng ngoài trời không có chân hương nên bạn cần thay thế chân hương bằng chiếc cốc đã cho thêm gạo vào.

4. Văn khấn rước ông Táo về nhà

Do lễ cúng ông Táo ngày 07 tháng giêng cũng là lễ khai hạ, cúng chung với tổ tiên, các vị thần linh nên văn khấn ông Táo cũng là văn khấn tổ tiên và các vị thần. Dưới đây là văn khấn ông Táo ngày 07 tháng giêng:

Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phật. Con xin phép kính lạy chư vị Tôn thần Hoàng thiên Hậu thổ.

Kính lạy Ngài….(mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau) đương niên hành khiển năm …., ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài thần Thổ Địa, Táo Quân, Long mạch Tôn Thần.

Con xin kính lạy các vị cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ và nội ngoại tiên linh. Hôm nay ngày mùng …. tháng giêng năm…. Chúng con là …. hiện đang cư ngụ tại số nhà ….., phố….., phường….. thành phố…….

Hôm nay, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, trà tửu lễ nghi. Chúng con xin cung bày trước án, kính cẩn thưa trình như sau. Tiệc xuân nay đã mãn tàn, Nguyên Đán cũng đã qua đi, hôm nay chúng con xin lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Chúng con kính xin các vị phù hộ độ trì dương cơ âm trạch. Xin mọi chỗ tốt lành, con cháu được bình an, gia đạo hưng long được thịnh vượng. Với lòng thành kính cẩn của chúng con, lễ bạc tiến dâng lên các ngài. Mong các ngài xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát.

Trên đây Hoatieu.vn gửi tới các bạn Cách cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng 2024.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 22.477
0 Bình luận
Sắp xếp theo