Cách làm lễ cúng khai hạ, lễ hạ cây nêu ngày Tết 2024
Lễ khai hạ mồng 7 tết
Lễ khai hạ đầu năm là một nghi thức quan trọng trong ngày Tết cổ truyền để kết thúc Tết Nguyên đán và mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày. Nhân dịp đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024, HoaTieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những nghi thức trong ngày Tết khai hạ và cách làm lễ cúng Tết khai hạ chuẩn nhất để bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn cả năm.
1. Lễ khai hạ đầu năm là gì?
Lễ khai hạ hay có nơi gọi là lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng, tức là lễ kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày, thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc hạ cây nêu ngày Tết.
Cụ thể hơn: Theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới.
Ngoài ra cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an. Qua ngày Tết, đón thần linh về với gia đình thì đồng thời sẽ hạ cây nêu ngày Tết này đi. Cây nêu ngày Tết được hạ xuống để chào mùa xuân mới, mong cầu may mắn, bình an cho gia chủ và người thân cả năm.
2. Lễ vật cúng khai hạ
Khi làm lễ khai hạ, các gia đình chuẩn bị: Mâm cơm cúng, có thể là cơm chay hoặc mặn đều được. Giọt dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối. Tiền vàng, sớ.
Bày biện đầy đủ và hoàn chỉnh ở ngoài trời, gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới tiến hành làm lễ ở ngoài trời.
3. Cách cúng hạ nêu - cúng lễ Khai hạ
Theo phong tục cổ truyền, Lễ cúng Khai hạ sẽ diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy nhiên ngày nay, nghi lễ này đã được đơn giản hóa để phù hợp hơn với điều kiện từng gia đình. Vì vậy mà Cúng hạ nêu / Cúng lễ Khai hạ có thể được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch chứ không nhất thiết phải làm vào mùng 7 âm lịch như trước nữa.
Khi khấn cúng lễ khai hạ, gia chủ tham khảo và đọc bài cúng hạ nêu dưới đây. Đợi hương tàn thì mới hóa vàng, hóa sớ rồi cho người ra nhấc cây nêu lên.
Lưu ý là cây nêu sau khi được nhấc lên thì phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát bên ngoài nhà, không để trong nhà tránh điều xui rủi.
Khi khấn lễ khai hạ, thì các gia chủ có thể tham khảo bài khấn sau:
4. Văn khấn lễ khai hạ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Ngài ............ đương niên hành khiển năm ........., ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. (Như năm Giáp Thìn 2024 là Ngụy Vương Hành khiển, lưu ý là mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau)
- Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng ... tháng giêng năm .........., chúng con là … hiện cư ngụ tại số nhà …, khu phố …, phường …, thành phố...
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đọc xong bài văn khấn lễ khai hạ đầu năm thì đợi hương tàn hoặc hết 1 tuần hương thì đem hóa sớ, hóa vàng, rồi cho người ra nhấc cây nêu lên, cây nêu sau khi được nhấc lên thì không được để trong nhà mà phải để bên ngoài, để ở nơi khô ráo, thoáng sạch là được.
5. Nghi thức trong lễ tạ – Tết Khai Hạ
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” – Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế, trước khi dâng hương Lễ tạ, người xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa nữa.
Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa vàng tiền. Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau – từ các bậc cao nhất đến dưới.
Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn “Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo,… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Trên đây là hướng dẫn Cách làm lễ cúng khai hạ, lễ hạ cây nêu ngày Tết 2024. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn để biết thêm nhiều thống tin thú vị, hữu ích khác nhé!
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cách bao sái ban thờ ngày Tết 2024
Những điều nên làm trong ngày Tết
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để tránh gặp xui xẻo
Văn khấn rước ông bà gia tiên ngày 30 Tết 2023
Lời chúc Tết 2023 tặng thầy cô hay và ý nghĩa nhất
Hình nền Tết Giáp Thìn 2024
Văn khấn bao sái bát hương ngày Tết 2024 dễ thuộc mới nhất
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024