Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Tải về

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở là các bước cần thực hiện và danh mục hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp có thể thuận tiện hơn trong quá trình thành lập công đoàn cơ sở thì hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết về thủ tục thành lập công đoàn cơ sở để các doanh nghiệp có thể tiến hành theo từng bước thuận tiện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở

Bản khai thành tích hoạt động của cán bộ công đoàn

Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Căn cứ theo quy định tại Luật Công Đoàn 2012, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hướng dẫn Điều lệ công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày 04/03/2014.

Đối với việc thành lập công đoàn cơ sở thì:

- Trước tiên để thành lập công đoàn cơ sở cho công ty bạn thì phải đáp ứng các điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định :

  • Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Có tư cách pháp nhân.

- Đáp ứng được các điều kiện rồi thì trình tự thành lập Công đoàn cơ sở:

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở

Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Bước 2. Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
  • Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
  • Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
  • Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

  • Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.
  • Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

* Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sở gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hồ sơ gồm:

1. Tờ trình về việc đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

3. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

4. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.

5. Danh sách trích ngang đề cử BCH lâm thời CĐCS của từng thành viên

6. Danh sách trích ngang đề cử Ủy ban Kiểm tra CĐCS lâm thời (nếu đơn vị có trên 30 đoàn viên).

7. Một bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư đối với những đơn vị có vốn nước ngoài hoặc quyết định thành lập cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Bảng khai trình lao động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị thời gian gần nhất

Bước 4: Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên, CĐCS và BCH lâm thời CĐCS (căn cứ vào hồ sơ hội nghị thành lập CĐCS).

Bước 5: Tổ chức lể ra mắt công bố quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS:

Sau khi ban chấp hành công đoàn cơ sở đã ra quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS, ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ hướng dẫn tổ chức hội nghị thành lập CĐCS và công bố các quyết định công nhận.

* Nội dung buổi lễ, thời gian dự kiến khoảng 30 phút bao gồm một số nội dung:

  1. Chào cờ - tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.
  2. Công bố quyết định công nhận đoàn viên công đoàn, trao thẻ đoàn viên.
  3. Công bố quyết định công nhận CĐCS.
  4. Công bố quyến định công nhận BCH lâm thời công đoàn.
  5. BCH lâm thời ra mắt và trình bày chương trình hoạt động trong thời gian sắp tới, động viên CNLĐ và đoàn viên góp ý xây dựng chương trình để CĐCS chính thức đi vào hoạt động.
  6. Phát biểu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ DN.
  7. Phát biểu của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận.
  8. BCH lâm thời tiếp thu - Bế mạc.

Bước 6:

* Đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho toàn thể CNLĐ tại đơn vị, nói rõ mục đích ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn qua đó vận động CNLĐ đơn vị gia nhập tổ chức Công đoàn.

- Ban Chấp hành lâm thời CĐCS sẽ xem xét, tiếp tục ra quyết định kết nạp đoàn viên, cấp thẻ và báo cáo kết quả.

- Vận động đoàn viên công đoàn và tiến hành thu 1% đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời trích nộp 40% đoàn phí về ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Sau 12 tháng hoạt động BCH lâm thời CĐCS phải tiến hành tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ thứ I theo điểm b khoản 1 điều 13 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

* Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ doanh nghiệp:

- Tạo điều kiện thuận lợi để CĐCS hoạt động có hiệu quả.

- Có trách nhiệm thực hiện trích nộp 2% kinh phí công đoàn theo nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ qui định chi tiết về tài chính Công đoàn. Tất cả đều trích nộp về Ban Tài chính ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Đánh giá bài viết
1 13.645
Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm