Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm là mẫu dành cho giáo viên chủ nhiệm lập ra để thống kê và nhận xét tình hình của lớp trong suốt một tuần hoặc tháng. Mời các bạn tham khảo.
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm mới nhất
1. Biên bản sinh hoạt chủ nhiệm là gì?
Biên bản sinh hoạt chủ nhiệm được lập ra nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc của chủ nhiệm với lớp trong suốt một tuần hoặc một tháng. Từ đò giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ đưa ra đánh giá, khen ngợi, phê bình, đưa ra phương hướng khắc phục cho lớp.
2. Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm số 1
Trường............... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc |
BIÊN BẢN
SINH HOAT CHỦ NHIỆM THÁNG……..
Hôm nay, lúc………ngày…….tháng……năm 20……
Tại phòng học số:………….Trường ................
I/ Thành phần tham dự:
Giáo viên chủ nhiệm:………………………………….
Tập thể lớp:……….Sĩ số:………..Hiện diện…………Vắng…………
Họ và tên sinh viên vắng:
TT | Họ và tên | Vắng có lý do | Vắng không có lý do | Ghi chú |
II/ Nội dung sinh hoạt:
1/ Đánh giá tình hình học tập, chấp hành nội qui, quy chế rèn luyên, đạo đức, tác phong, xây dựng các phong trào thi đua, học tốt, rèn luyện tốt, văn thể của lớp trong tháng..
2/ Biểu dương những học sinh tích cực trong các hoạt động, học tập, rèn luyện, đạo đức, phẩm chất, tham gia sinh hoạt các phong trào. Phê bình, nhắc nhở học sinh, sinh viên cá biệt.
3/ Triển khai các công việc trọng tâm của lớp như kế hoạch học tập, thi kiểm tra, thực tập, phong trào văn thể.v.v…
4/ Công bố kết qủa điểm phân loại điểm rèn từng học sinh, sinh viên trong tháng và tổng hợp số lượng theo mẫu sau:(áp dụng cho tuần thứ nhất của tháng).
5/ Sơ kết kết quả học tập, rèn luyện trong tháng và ghi nhận vào sổ đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên. (áp dụng cho tuần cuối của tháng).
Tên học sinh, sinh viên có kết quả rèn luyện yếu, kém thường xuyên bỏ học, cúp tiết
III/ Kết luận của Giáo viên Chủ nhiệm:
Buổi sinh hoạt chủ nhiệm kết thúc vào lúc………….giờ cùng ngày.
Thư ký đọc lại biên bản cho tập thể lớp cùng nghe.
Thư ký (Họ tên và chữ ký) | Chủ trì (Họ tên và chữ ký) |
3. Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Lớp………….
Tuần:.......
I. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian:… giờ … phút, ngày………tháng………năm 20…
- Địa điểm: Tại phòng học lớp………, Trường THCS ………………..
II. Thành phần tham dự:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp…..: Thầy/cô………………. (chủ trì)
- Tập thể lớp………
- Vắng mặt:………………………………………………………………
III. Nội dung buổi sinh hoạt:
1. Các tổ nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách:
- Tổ 1:……………………………………………………………………………………………
- Tổ 2:……………………………………………………………………………………………
- Tổ 3:…………………………………………………………………………………………….
2. Ý kiến của các thành viên trong lớp:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
3. Các lớp phó nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong tuần qua:
………………………………………………………………….………………………………...
………………………………………………………………....…………………………………
4. Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:
.........................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………....
5. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
- Xử lí vi phạm: …………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
- Kế hoạch tuần tới:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
+ Hoạt động khác:………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc vào lúc ……………………cùng ngày.
GVCN | Thư kí |
4. Cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả
1. Bắt đầu bằng trò chơi
Một trong những trò chơi hay được sử dụng có hiệu quả trong giờ sinh hoạt lớp là trò “Mong muốn, hi vọng, quan tâm”.
Với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị một hộp không có nắp đậy (bằng giấy hoặc bằng nhựa hoặc bằng sắt), một tờ giấy A0 và một cây bút dạ. Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị.
Các em học sinh làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến.
Giáo viên yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để lẫn vào hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn, hi vọng, quan tâm cho học sinh cả lớp cùng nghe.
Giáo viên chủ nhiệm chọn một học sinh lên dùng bút dạ viết ra những thông tin đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng.
Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh.
Với trò chơi này, học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên, giáo viên không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục trong giờ sinh hoạt. giáo viên phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung và phương thức sinh hoạt.
Việc tổ chức trò chơi cũng khiến lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Vì vậy Ban giám hiệu cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.
2. Cùng nhau xem phim
Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. giáo viên có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt.
Ví dụ, khi chiếu phim ‘Câu chuyện chiếc bình nứt, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị không? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trò “người gánh nước” trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với những kỹ năng sông mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Mỗi giờ sinh hoạt, giáo viên chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận.
3. Mời phụ huynh cùng tham dự
Trong các tháng có các phong trào thi đua quan trọng như chào mừng 8/3, 26/3, 20/10, 20/11, giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.
Nhờ đó, phụ huynh nắm được các phong trào thi đua của lớp, của trường, từ đó, đôn đốc con em tích cực tham gia.
Với tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo qui trình trên, học sinh có hứng thú, tạo không khí lạc quan, đoàn kết, thân ái, hiệu quả giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt được nâng cao.
Tuy nhiên, muốn làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần phong phú và đa dạng; tuỳ từng trường, từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, góp phần giáo dục toàn diện.
4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ…
Cũng có thể tổ chức tặng quà sinh nhật cho học sinh có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt, đan xen hợp lý, linh hoạt giữa các hoạt động.
Tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp diễn đàn; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi… Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật day học tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của từng chủ điểm.
Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh.
Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học…; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó…; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi…
Trên đây là Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm mới nhất cùng Cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả và hấp dẫn đối với các em học sinh.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm
348,8 KB 23/09/2021 2:48:20 CHTải file định dạng .doc
15/09/2020 10:43:58 SA
Tham khảo thêm
Bản kiểm điểm cá nhân theo Hướng dẫn 25 mới cập nhật 2024
Báo cáo tổng kết 20-11 năm 2024
Kế hoạch xây dựng lấy trẻ làm trung tâm 2024
Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp
Báo cáo sơ kết thi đua đợt II năm 2024
Bản kiểm điểm Đảng viên của giáo viên 2024 mới nhất
Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội 2024
Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên
Gợi ý cho bạn
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08
-
Mẫu đơn xin học lớp bồi dưỡng kiến thức
-
Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Giáo dục thể chất THCS (Đủ 4 nội dung) cập nhật 2024
-
Mẫu giấy khen cháu ngoan Bác Hồ mới nhất 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu chữ hoa viết tay đẹp
Biểu 01-MN-ĐN: Báo cáo thống kê giáo dục mầm non
6 Mẫu báo cáo tổng kết năm học của tổ chuyên môn trường THCS (2024 Cập nhật mới)
Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học
Mẫu giấy mời tham dự và chỉ đạo cuộc họp, hội nghị 2024 mới nhất
Kịch bản chương trình đại hội Đoàn 2024 mới nhất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến