Mẫu biên bản giao nhận con nuôi 2024

Tải về

Bạn muốn nhận nuôi con nuôi? Sau khi đã hoàn thành cách thủ tục cần thiết để nhận nuôi con nuôi, bạn cần phải có mẫu biên bản giao nhận con nuôi để xác thực việc bạn đã nhận được con nuôi của mình rồi. Hoatieu.vn xin gửi đến các bạn mẫu biên bản giao nhận con nuôi mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết hoặc tải về sử dụng tại đây.

1. Ý nghĩa của biên bản giao nhận con nuôi

Việc giao nhận con nuôi là một trong những bước quan trọng của việc nhận con nuôi. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh đầy đủ quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ.

Theo đó, Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con;

- Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;

- Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;

- Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Bên cạnh đó, con cái cũng phải có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ… và có quyền được yêu thương, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức…

Thời điểm giao nhận con nuôi cũng chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con đẻ nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác.

Đặc biệt, nếu người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi thì việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

2. Mẫu biên bản giao nhận con nuôi

Biên bản giao nhận con nuôi là mẫu được ban hành theo Thông tư 10/2020/TT-BTP ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi. Khi một người nhận nuôi một đứa trẻ theo thủ tục nhận con nuôi thì sẽ lập biên bản giao nhận con nuôi để xác nhận sự kiện nhận con nuôi. Biên bản giao nhận con nuôi thể hiện các thông tin như: cơ quan đăng ký con nuôi, người được nhận nuôi, người nhận nuôi,…

Dưới đây là mẫu biên bản giao nhận con nuôi được áp dụng phổ biến và hợp lệ, mời bạn đọc tham khảo nhé.

Mẫu biên bản giao nhận con nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN CON NUÔI

Hôm nay, vào hồi……………giờ………….phút, ngày…..... tháng….... năm

tại trụ sở……………………………đã tổ chức lễ giao nhận con nuôi với những nội dung sau:

1. Cơ quan đăng ký nuôi con nuôi1:

Đại diện là:...............................................

Ông/Bà:......................................

Chức vụ:......................................

2. Người được nhận làm con nuôi:

Họ, chữ đệm, tên: ......................................Giới tính:......................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................Quốc tịch:......................................

Nơi sinh:............................................................................

Nơi cư trú:............................................................................

Số định danh cá nhân:............................................................................

3. Người nhận con nuôi:

Ông

Họ, chữ đệm, tên

Ngày, tháng, năm sinh

Quốc tịch

Giấy tờ tùy thân

Nơi cư trú

4. Người giao con nuôi:

Ông

Họ, chữ đệm, tên

Ngày, tháng, năm sinh

Quốc tịch

Giấy tờ tùy thân2

Nơi cư trú

Quan hệ với người được nhận làm con nuôi: □ Cha đẻ □ Mẹ đẻ □ Người giám hộ

□ Đại diện cơ sở nuôi dưỡng □ Đại diện UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi

Biên bản này được làm thành 04 bản (đối với nuôi con nuôi trong nước)/06 bản (đối với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài), 01 bản trao cho cha mẹ nuôi, 01 bản trao cho cha mẹ đẻ/ người giám hộ/ đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng, 01 bản lưu tại cơ quan đăng ký nuôi con nuôi và 01 bản gửi cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Nuôi con nuôi (đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).

Đại diện cơ quan đăng ký nuôi con nuôi

(Ký và ghi rõ họ,chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu)

Người giao

(Ký, ghi rõ họ,chữ đệm, tên/điểm chỉ)

Người nhận

(Ký, ghi rõ họ,chữ đệm,

tên/điểm chỉ)

3. Hướng dẫn cách viết biên bản giao nhận con nuôi

Bạn đọc khi điền vào biên bản giao nhận con nuôi còn thắc mắc về một số thông tin và cách ghi như thế nào cho hợp lệ, dưới đây là cách viết các mục được đánh số trong biên bản giao nhận con nuôi như sau:

1. Cần ghi đầy đủ tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

2. Thường ghi Ghi tên, địa chỉ cơ quan tổ chức việc đăng ký, giao nhận con nuôi.

3. Trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại UBND cấp xã, thì lập thành 04 bản.

Trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thì lập thành 05 bản.

4. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi nếu không phải là nơi đăng ký.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hôn nhân gia đình trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 6.101
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm