Kinh nghiệm dạy học sinh cá biệt
Trong một tập thể lớp, bên cạnh những em học sinh ngoan hiền, chăm học thì cũng có một vài em hơi quậy phá và nghịch ngợm (mọi người thường gọi là học sinh cá biệt). Các em này thường làm cho giáo viên phải đau đầu để tìm cách “cảm hóa”.
Nhiều giáo viên than thở rằng đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Hiểu được nổi lòng đó, hoatieu.vn sẽ gợi ý cho giáo viên một vài phương pháp để dạy học cho các em này, đơn giản là gần gũi và nhận được sự tương tác tốt với những em cá biệt nhé!
Cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả
Khái niệm học sinh cá biệt:
Đầu tiên, mình hãy hiểu rõ một chút về khái niệm này nhé. Học sinh cá biệt là thuật ngữ mà nhà trường hay sử dụng đối với các em học sinh quậy phá, nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trường học. Các học sinh này thường hay bỏ học, trốn tiết hay trêu ghẹo các bạn trong lớp.
Các em này không tuân theo nội quy của nhà trường và thường làm theo ý của bản thân mình. Đa phần các em ở độ tuổi thiếu niên, nó biểu hiện tâm lý thay đổi ở tuổi mới lớn. Nếu không có cách khắc phục, các em học sinh này dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Phương pháp giáo dục:
1. Hãy đặt mình vào các em, hiểu được tâm lý của tuổi dậy thì:
Đây là độ tuổi mà tâm sinh lý thay đổi một cách rõ rệt. Những suy nghĩ trong đầu của mấy em cũng bị thay đổi rất nhiều. Lứa tuổi này thường thích thể hiện bản thân, chứng tỏ cho người khác thấy rằng mình đã lớn và thích tự do trong mọi hành động.
Cho nên, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về tình hình học tập và tính cách của từng e học sinh. Bởi vì mỗi người một tính cách, nếu nắm được thì mình mới cảm hóa chúng được. Mỗi em sẽ có tâm lý và suy nghĩ khác nhau, vì thế không sử dụng một cách cho tất cả các em học sinh cá biệt.
Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì đa phần tính cách và mọi hành vi của các em đều bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình. Có thể bố mẹ các em ly dị, các em đã trãi qua một sự tổn thương lớn, gia đình khó khăn, bị bạo hành về thể xác hay tinh thần,… Vì vậy, cách tốt nhất để giúp các em này thay đổi là sự nhẫn nại và quan tâm của giáo viên.
2. Đừng phân biệt các em một cách quá rõ ràng:
Những cách xưng hô như “ học sinh cá biệt ”, “ vô học ”, “ vô trị ”, “ hư hỏng ” rất dễ làm các em tổn thương và phản kháng mạnh hơn. Nhưng nhiều giáo viên hoặc mọi người hay sử dụng những từ ngữ đó khi quá bực bội, điều này là hoàn toàn sai.
Khi lớp có 1 hoạt động gì đó để cả lớp tham gia thì GV hay phân biệt và ít cho các em này tham gia vì sợ hỏng hết công việc. Và còn nhiều nữa các vấn đề mà đôi khi chúng ta quá tách biệt các em ra khỏi lớp.
Các bậc phụ huynh và giáo viên ơi! Các em này cần sự quan tâm, tôn trọng và khích lệ của chúng ta nhiều hơn các em khác. Thay vì tách biệt, chúng ta hãy gần gũi, tạo mối quan hệ thân thuộc với các em để dễ dàng lắng nghe nó nói và khuyên dạy nó. Khi cảm thấy sự quan tâm, sự tôn trọng thì nó sẽ thay đổi.
Hãy khen thưởng, động viên nếu các em này làm được một điều gì đó cho lớp (dù lớn hay nhỏ). Nếu các thầy cô xa lánh, tách biệt hoặc dùng những từ ngữ không hay để nói với các em này thì các em sẽ rất tổn thương. Từ đó các em sẽ càng chống đối và nổi loạn hơn vì biết chẳng ai có thể hiểu mình được.
3. Hãy dùng chính tình yêu thương để thay đổi một con người:
Đã có rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp này và thành công. Nhiều em học sinh từ nghịch phá, hư hỏng, nổi loạn,…nhưng đã thay trước những bậc thầy cô có sự yêu thương khi dạy tụi nó. Sự yêu thương và chân thành sẽ đụng chạm được tới các em.
Giáo viên đừng quá tức giận, bực bội mà ghét các em thì càng khó để khuyên bảo và cảm hóa được những em hs này. Khi các em thấy được sự chân thành từ giáo viên của mình, thì các em bướng làm gì nữa.
4. Hãy kết hợp với phụ huynh để dạy các em:
Nếu chỉ trên trường thôi thì chưa đủ, muốn thành công thì cha mẹ và thầy cô phải cùng kết hợp. Cả 2 phía đều dùng tình yêu thương, sự cảm thông để dạy các em. Kết hợp với phụ huynh cũng là cách để hiểu được nguyên nhân vì sao các em trở nên như vậy để có cách phù hợp.
Thường thì các nguyên nhân xuất phát từ gia đình, cho nên phải sửa từ trong gia đình mới là cách hiệu quả. Cả 2 phía phụ huynh và giáo viên nếu phối hợp ăn ý, các em học sinh này sẽ được thay đổi trong một thời gian ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu giấy xin phép nghỉ dạy
Biểu 10-ĐTGVTC: Báo cáo thống kê đào tạo giáo viên trình độ trung cấp
Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 năm học 2023-2024 (Tất cả các môn)
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2024
3 Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp năm học 2023-2024 và cách viết
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 35
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến