Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên 2024

Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là bản kê khai toàn bộ thông tin về học sinh, sinh viên trước khi tiến hành thủ tục nhập học vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc cao đẳng, đại học. Sau đây Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên năm 2024 một cách cụ thể, chi tiết để giúp các bạn điền đúng mẫu hồ sơ học sinh sinh viên, hồ sơ nhập học của tân sinh viên theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

1. Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì?

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên còn được gọi là hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT. Đây là một trong số những loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi học sinh cuối cấp và được sử dụng làm hồ sơ nhập học đối với các tân sinh viên tại những trường đại học, cao đẳng.

Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là mẫu được sử dụng cho các cấp tiểu học, trung học và cho các tân sinh viên đại học, cao đẳng để khai các thông tin cá nhân, gia đình để hoàn thiện hồ sơ gửi nhà trường quản lý và lưu trữ. Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên thường dài khoảng 4 trang A4 với các mục có sẵn, học sinh chỉ cần điền các thông tin vào những chỗ trống.

Sau đây là hướng dẫn Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên 2024, Sơ yếu lý lịch tự thuật học sinh sinh viên theo mẫu Hồ sơ học sinh sinh viên, Hồ sơ nhập học của tân sinh viên đúng chuẩn, để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới.

Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên
Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên

2. Các yêu cầu khi viết lý lịch học sinh là gì?

Về mặt hình thức:

  • Trình bày sạch đẹp, phải thống nhất được màu chữ phông chữ, không nên có nhiều màu chữ trên một hồ sơ.
  • Tránh việc tẩy xóa khi viết tay.
  • Ảnh thẻ là hình 4x6, là hình nghiêm túc không được lấy hình selfie làm ảnh thẻ.

Về mặt nội dung:

  • Điền thông tin chính xác, đầy đủ, tránh lan man và đặc biệt là thông tin sai. Trước khi bắt đầu viết, hãy chuẩn bị đẩy đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, căn cước công dân nhân dân, thông tin về bố mẹ, anh, chị, em.
  • Chụp lại giấy tờ tùy thân trong trường hợp khẩn cấp.
  • Có xác nhận từ địa phương và dấu hiệu nhận biết ở cuối Hồ sơ .
  • Ghi lại các thành tích phù hợp với yêu nơi mà mình gửi.

3. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Cách viết bìa hồ sơ học sinh sinh viên

Bìa hồ sơ sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
Bìa hồ sơ sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên 2024:

Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên căn cước công dân, sổ hộ khẩu.

Ngày tháng, Năm sinh: phải ghi đủ ngày, tháng, năm sinh và theo định dạng DD/MM/YYYY. Vd: 02/06/2001.

Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ ghi trên hộ khẩu nhà bạn, Viết hoa các chữ cái đầu của địa danh hay tên riêng. Vd: Xã A, Huyện B, Tỉnh C.

Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: bạn có thể ghi tên bố , mẹ và kèm theo địa chỉ.

Số điện thoại: Ghi số điện thoại của bạn hoặc số điện thoại gia đình.

Phần trang 2 - Thông tin về học sinh, Sinh viên

Trang đầu ghi thông tin cơ bản của học sinh, sinh viên
Trang đầu ghi thông tin cơ bản của học sinh, sinh viên

Cách viết Sơ yếu lý lịch tự thuật học sinh sinh viên:

Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên căn cước công dân, sổ hộ khẩu.

Ngày tháng, Năm sinh: Bạn điền hai số.

Ví dụ: bạn sinh 02/03/2004 bạn điền là: 02 03 04

Dân tộc: Điền 1 nếu bạn là dân tộc kinh, Điền 0 nếu bạn là dân tộc khác.

Tôn giáo: Vui lòng ghi rõ bạn theo tôn giáo nào.

Ví dụ: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì điền là không.

Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân thì điền là 1, Nông dân điền 2, Các ngành nghề khác điền 3.

Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy dự thi, nếu bạn không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.

Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.

Số báo danh: là số báo danh trên giấy dự thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Kết quả học tập: dựa trên cá kết quả trong học bạ.

Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo trên sổ đoàn và đúng định dạng dd/mm/yyyy.

Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống

Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”

Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1.

Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.

Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3.

Ngành học: Ngành bạn thi đỗ vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh.

Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn.

Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.

Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua.

Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.

Số căn cước công dân: Điền đúng số CCCD của mình

Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, THPT.

Phần trang 3&4 - Thành phần gia đinh

Họ và tên: họ tên cha mẹ phải được ghi chính xác và viết In hoa.

Quốc tịch: Sẽ là Việt Nam hoặc nếu bạn thuốc quốc gia khác sang Việt Nam du học thì ghi tên nước mình.

Dân tộc, Tôn giáo: Ghi theo thông tin căn cước công dân nhân của bố mẹ, anh chị.

Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ hộ khẩu.

Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ghi công việc hiện tại của bố mẹ.

Trang 2 ghi thành phần gia đình
Trang 2 ghi thành phần gia đình
Trang 3 là lời cam đoan và xác nhận của xã phường
Trang 3 là lời cam đoan và xác nhận của xã phường

Phần cuối Trang 5 – Xác nhận từ địa phương cư trú.

Họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh chị em ruột: Phần này phải ghi rõ anh, chị em mình về các thông tinh như Tên, Nghề nghiệp, Địa chỉ nơi đang sinh sống, anh(chị) của bạn đang làm gì?...

Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Người làm hồ sơ phải có chữ ký xác nhận từ các thành viên trong gia đình như: Bố, mẹ, anh chị (trong sổ hộ khẩu nhà bạn). Ký xác nhận ở bên phải.

Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải: Sau khi điền đầy đủ thông tin của các phần trên, bạn nên kiểm tra lại. Ký tên bên góc phải của tờ giấy.

4. Cách ghi khu vực tuyển sinh trên sơ yếu lý lịch

  • Khu vực 1 (KV1) gồm các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
  • Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
  • Khu vực 2 (KV2): Còn lại là các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương.
  • Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.

Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Mẫu điền sơ yếu lý lịch khu vực 02
Mẫu điền sơ yếu lý lịch khu vực 02
Mẫu sơ yếu lý lịch của sinh viên khu vực 2
Mẫu sơ yếu lý lịch của sinh viên khu vực 2

5. Hướng dẫn viết Sơ yếu lí lịch Học sinh sinh viên trường ĐH KHTN

Trang đầu ghi thông tin cơ bản của sinh viên
Trang đầu ghi thông tin cơ bản của sinh viên

Phần 1 - Thông tin về Sinh viên:

  1. Thông tin khóa học: Ghi theo ký hiệu của trường
  2. Ngành học: Điền ngành học mà bạn đã trúng tuyển vào trường. Ví dụ: Máy tính và khoa học thông tin.
  3. Mã sinh viên: Mã sinh viên của bạn sẽ được nhà trường cấp khi nhập học.
  4. Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
  5. Ngày tháng, Năm sinh: Điền theo thông tin trên căn cước công dân, giấy khai sinh.
  6. Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1.
  7. Dân tộc: Điền 1 nếu bạn là dân tộc kinh, Điền 0 nếu bạn là dân tộc khác.
  8. Tôn giáo: Vui lòng ghi rõ bạn theo tôn giáo nào. Ví dụ: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì điền là không.
  9. Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
  10. Khu vực tuyển sinh: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3.
  11. Đối tượng tuyển sinh: Ghi giống giấy dự thi.
  12. Đối tượng ưu tiên: Ghi giống giấy dự thi, nếu bạn không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.
  13. Số căn cước công dân: Điền đúng số CCCD của mình
  14. Mã số Thẻ Bảo hiểm Y tế của thí sinh: Điền đúng số thẻ BHYT của mình
  15. Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo trên sổ đoàn và đúng định dạng dd/mm/yyyy.
  16. Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống.
  17. Chức vụ cao nhất đã qua về Đảng, Đoàn, Lớp: Ghi chức vụ cao nhất mà bạn đã làm, nếu chưa có thì để trống.
  18. Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ: Ghi rõ thông tin ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ. Nếu chưa nhập ngũ thì để trống.
  19. Ngày vào biên chế nhà nước: Ghi rõ thông tin ngày ngày vào biên chế, nếu chưa có thì để trống.
  20. Địa chỉ gia đình: Ghi rõ thôn, xóm, huyện, tỉnh.
  21. Điện thoại gia đình: Ghi SĐT của ở nhà hoặc của người thân để tiện liên hệ.
  22. Điện thoại cá nhân: Ghi SĐT của bản thân.
  23. Email cá nhân: Ghi địa chỉ email của bản thân.
  24. Quá trình hoạt động, học tập của bản thân: Ghi rõ thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, THPT.
  25. Sở trường và năng khiếu: Ghi về sở trường và năng khiếu của bản thân, không có thì để trống.
  26. Khen thưởng: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”

Phần 2: Thành phần gia đình:

  1. Họ và tên: Họ tên cha mẹ phải được ghi chính xác và viết in hoa.
  2. Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay: Ghi công việc hiện tại của bố mẹ.
  3. Nơi công tác: Tên công ty, cơ quan mà người thân đang công tác.
  4. Tóm tắt quá trình công tác: Ghi vắn tắt quá trình công tác của bố mẹ.
Trang 2 ghi thành phần gia đình
Trang 2 ghi thành phần gia đình

Sau khi điền thông tin đầy đủ, bạn dán ảnh và mang ra Ủy ban nhân dân Phường (xã) nơi thường trú hoặc cơ quan của bố (mẹ) đang công tác để đóng dấu xác nhận.

6. Mẫu điền lý lịch học sinh, sinh viên

Lý lịch học sinh, sinh viên 2024

Lý lịch học sinh, sinh viên 2024

Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

7. Phân biệt sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc làm

Hiện nay, trên thị trường có hai loại sơ yếu lý lịch phổ biến đó là sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc làm. Bạn có thể phân biệt hai loại này như sau:

Giống nhau

– Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm đều là những giấy tờ quan trọng và có mục đích là kê khai thông tin của các cá nhân.

– Điểm chung của hai bản sơ yếu lý lịch này là đều phải khai báo những thông tin như: thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, gia đình, hộ khẩu thường trú và một số thông tin về địa chỉ liên lạc như số điện thoại hay địa chỉ email) và một số thông tin phụ thuộc vào mục đích làm sơ yếu lý lịch.

– Cả hai loại sơ yếu lý lịch đều yêu cầu phải dán ảnh chân dung của người làm (thông thường là ảnh 3×4) và có xác nhận dấu của địa phương.

– Về bố cục, cả hai bản sơ yếu lý lịch này đều bao gồm: thông tin cá nhân, thành phần gia đình (khai báo các thông tin liên quan của bố mẹ và anh chị em ruột).

Khác nhau

– Đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:

+ So với bản sơ yếu lý lịch xin việc làm thì thông tin khai báo của sơ yếu lý lịch sinh viên có phần hạn hẹp hơn. Đây là bản sơ yếu lý lịch dành cho các bạn tân sinh viên vừa mới trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng nên chỉ khai báo về quá trình học tập ở cấp 3 và không có phần kinh nghiệm làm việc.

+ Các thông tin cần điền gồm: Số ký hiệu trường, số báo danh, khu vực tuyển sinh, kết quả học tập ở các lớp cuối cấp (THPT, THBT, TCCN, THN), ngành học, điểm trúng tuyển, điểm ưu tiên, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp…

– Sơ yếu lý lịch xin việc làm:

+ Thông tin khai báo của sơ yếu lý lịch việc làm nhiều hơn, thông thường sẽ thêm phần kinh nghiệm làm việc và các thông tin về quá trình học tập ở trường đại học, cao đẳng.

+ Không nhất thiết phải có các thông tin quan trọng và chính xác như trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, thay vào đó nhấn mạnh mục đích, mục tiêu và định hướng nghề nghiệp.

8. Hồ sơ nhập học đại học năm học 2024-2025 bao gồm những gì?

Các tân sinh viên chuẩn bị Hồ sơ nhập học đại học năm học 2024-2025 theo thông báo của từng trường. Thông thường các trường sẽ yêu cầu sinh viên nộp các giấy tờ thông dụng sau:

  • Giấy báo trúng tuyển của trường đại học;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2024 hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2024;
  • Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu);
  • Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (bản sao không công chứng);
  • Giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên (bản sao có công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam sinh viên, có thể nộp bổ sung trước 31/12/2024);
  • Sổ đoàn;
  • Phiếu khám sức khỏe;
  • Ảnh thẻ 3×4 (chuẩn bị tối thiểu 5 ảnh);
  • Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi;

Trên đây là Cách viết hồ sơ sinh viên nộp vào đại học chuẩn nhất theo Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm bài Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên 2024 nộp đại học và các bài liên quan khác tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
40 159.030
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm