Bộ câu hỏi Cuộc thi Online “Tìm hiểu hoạt động Công đoàn và Truyền thống ngành Dầu khí” năm 2019

Bộ câu hỏi Cuộc thi Online “Tìm hiểu hoạt động Công đoàn và Truyền thống ngành Dầu khí” năm 2019 có đáp án đi kèm. Mời quý vị bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Câu hỏi “Tìm hiểu hoạt động Công đoàn và Truyền thống ngành Dầu khí” năm 2019

Bộ câu hỏi Cuộc thi Online

“Tìm hiểu hoạt động Công đoàn và Truyền thống ngành Dầu khí” năm 2019

(Kèm theo Công văn số: /CĐDK-TGNC ngày tháng 7 năm 2019)

Phần 1: Câu hỏi về Công đoàn Việt Nam

Câu 1: Theo quy định của pháp luật công đoàn Việt Nam hiện hành, quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thuộc về:

a. Mọi người lao động

b. Cán bộ, công chức, viên chức

c. Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp

d. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

(Đáp án: d – căn cứ vào khoản 1, Điều 5, Luật công đoàn 2012)

Câu 2: Cán bộ công đoàn không chuyên trách là:

a. Người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch công đoàn các cấp

b. Người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Ủy viên ban chấp hành công đoàn trở lên

c. Người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ trưởng tổ công đoàn trở lên

d. Người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.

(Đáp án: d – Căn cứ khoản 5, Điều 4, Luật công đoàn 2012)

Câu 3: Khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm, thì:

a. Công đoàn đương nhiên có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án

b. Công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án nếu được người lao động ủy quyền

c. Công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án nếu được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý

d. Công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án nếu được tập thể lao động tín nhiệm

(Đáp án: b – Căn cứ khoản 8, Điều 10, Luật công đoàn 2012)

Câu 4: Trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:

a. Công đoàn không được tham gia dưới bất kỳ hình thức nào

b. Công đoàn có quyền tham gia cùng người lao động thương lượng về nội dung của hợp đồng

c. Công đoàn đương nhiên được thay mặt người lao động thương lượng với người sử dụng lao động về nội dung của hợp đồng nếu người lao động ủy quyền

d. Công đoàn có quyền và trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho người lao động giao kết đồng lao động, hợp đồng làm việc.

(Đáp án: d – Căn cứ khoản 1, Điều 10, Luật công đoàn 2012)

Câu 5: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền và trách nhiệm:

a. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

b. Yêu cầu người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

c. Thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở

d. Chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời

(Đáp án: a – Căn cứ khoản 2, Điều 189, Bộ luật lao động năm 2012 và khoản 2, Điều 16, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 6: Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì:

a. Đương nhiên chấm dứt nhiệm kỳ công đoàn

b. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận để kéo dài thời hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ

c. Được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ

d. Được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ theo đề nghị của Ban chấp hành công đoàn

(Đáp án: c – Căn cứ vào khoản 6, Điều 192, Bộ luật lao động năm 2012; khoản 1, Điều 25, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 7: Để hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn không chuyên trách:

a. Không được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn

b. Chỉ được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn nếu người sử dụng lao động đồng ý

c. Chỉ được sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc để hoạt động công đoàn

d. Được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.

(Đáp án: d – Căn cứ vào khoản 2, Điều 193, Bộ luật lao động năm 2012; khoản 2, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012).

Câu 8: Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do:

a. Công đoàn trả lương và đảm bảo các phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

b. Người sử dụng lao động trả lương và đảm bảo phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

c. Công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động đảm bảo phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

d. Người sử dụng lao động trả lương và công đoàn đảm bảo phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

(Đáp án: c – Căn cứ vào khoản 3, Điều 193, Bộ luật lao động năm 2012; khoản 5, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 9: Đối với đình công, công đoàn:

a. Chỉ có quyền và trách nhiệm tổ chức đình công

b. Chỉ có quyền và trách nhiệm lãnh đạo đình công

c. Chỉ có quyền và trách nhiệm kết luận đình công là hợp pháp hay trái pháp luật

d. Có quyền và trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

(Đáp án: d – căn cứ vào khoản 10, Điều 10, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 10: Công đoàn có quyền và trách nhiệm:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn

b. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

c. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng

d. Cả ba đáp án a, b, c.

(Đáp án: d – Căn cứ vào Điều 15, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 11: Khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm:

a. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp

b. Lấy ý kiến của công đoàn cấp trên

c. Lấy ý kiến của mọi người lao động

d. Lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động.

(Đáp án: a – Căn cứ vào khoản 7, Điều 22, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 12: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm:

a. Chỉ đạo công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở

b. Giao trách nhiệm cho công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở

c. Phối hợp với công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở

d. Hướng dẫn công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.

(Đáp án: c – Căn cứ vào khoản 6, Điều 22, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 13: Việc bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho công đoàn hoạt động thuộc về trách nhiệm của:

a. Tổ chức công đoàn

b. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng cấp

c. Công đoàn cấp trên

d. Nhà nước.

(Đáp án: b – Căn cứ vào khoản 1, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 14: Chủ tịch, Phó chỉ tịch công đoàn cơ sở được sử dụng:

a. 12 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và không được đơn vị sử dụng lao động trả lương

b. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và không được đơn vị sử dụng lao động trả lương

c. 12 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương

d. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương.

(Đáp án: d – Căn cứ vào khoản 2, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 15: Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn được sử dụng:

a. 12 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và không được đơn vị sử dụng lao động trả lương

b. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và không được đơn vị sử dụng lao động trả lương

c. 12 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương

d. 24 giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương.

(Đáp án: c – Căn cứ vào khoản 2, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 16: Cán bộ công đoàn không chuyên trách do:

a. Công đoàn trả lương và đơn vị sử dụng lao động chi trả phụ cấp trách nhiệm theo quy định trong thỏa ước tập thể hoặc quy chế tiền lương của công ty

b. Đơn vị sử dụng lao động trả lương và phụ cấp trách nhiệm theo quy định trong thỏa ước tập thể hoặc quy chế tiền lương của công ty

c. Công đoàn trả lương và phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

d. Đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

(Đáp án: d – Căn cứ vào khoản 4, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 17: Trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập, cán bộ công đoàn không chuyên trách:

a. Được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả

b. Được nghỉ làm việc và được hưởng lương do Ban chấp hành công đoàn cấp cử cán bộ công đoàn chi trả

c. Được nghỉ làm việc và được hưởng lương do cấp công đoàn triệu tập chi trả

d. Được nghỉ làm việc nhưng không được hưởng lương

(Đáp án: a - Căn cứ vào khoản 3, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 18: Chi phí đi lại, ăn, ở và sinh hoạt trong những ngày cán bộ công đoàn không chuyên trách tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập:

a. Do đơn vị sử dụng lao động chi trả

b. Do Ban chấp hành công đoàn cấp cử cán bộ công đoàn chi trả

c. Do cấp công đoàn triệu tập chi trả

d. Cán bộ công đoàn phải tự túc.

(Đáp án: c - Căn cứ vào khoản 3, Điều 24, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 19: Việc sa thải đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, người sử dụng lao động phải thực hiện theo thủ tục:

a. Phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ra quyết định sa thải

b. Phải có ý kiến thỏa thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ra quyết định sa thải

c. Phải có ý kiến thỏa thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định sa thải và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

d. Phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định sa thải và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

(Đáp án: d – Căn cứ khoản 2, Điều 25, Luật công đoàn năm 2012)

Câu 20: Trong trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, công đoàn có trách nhiệm:

a. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp

b. Đại diện khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn nếu được cán bộ công đoàn ủy quyền

c. Hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

d. Bao gồm cả đáp án a, b, c.

Trên đây chỉ là một phần nội dung của Bộ câu hỏi Cuộc thi Online “Tìm hiểu hoạt động Công đoàn và Truyền thống ngành Dầu khí” năm 2019. Mời các bạn tải file đầy đủ ở cuối bài.

Đánh giá bài viết
1 99
0 Bình luận
Sắp xếp theo