Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT36

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT36 - Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT36 - Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ khái niệm giá trị, phân loại giá trị, vai trò và mục tiêu của giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: .....................................................................................................

Đơn vị: ..........................................................................................................

NỘI DUNG 1: CÁC KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ, CHUẨN GIÁ TRỊ, ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm giá trị và nguồn gốc của giá trị

Giá trị là gì?

Giá trị được dựa trên quan hệ giữa người với người trong xã hội (quan điểm của Mặc gia và Nho gia), là sự thỏa mãn nhu cầu (Aristote) và bản chất của cái thiện (W. James), là tất cả “những sự vật có ích” (R.B. Perry). Giá trị gồm giá trị sử dụng bên ngoài và giá trị bên trong, sâu hơn. Giá trị bên trong là giá trị khách quan (G. E. Moore), tự có trong bản thân một vật nào đó (A. J. Barmen), đầy đủ, hoàn thiện, không cần nhờ vật bên ngoài mới có giá trị (H. Tetus). Giá trị là mục tiêu cuối cùng của mọi ý định của chúng ta. Đó là những gì chúng ta lựa chọn và khẳng định bằng hành động nhất quán (B. shashidhar).

Khái niệm giá trị có các nội hàm sau:

- Giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng tinh thần có khả năng thỏa mãn những yêu cầu tích cực của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Giá trị bao gồm các yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn, đánh giá của chủ thể.

- Giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn với con người.

- Giá trị luôn mang tính lịch sử, khách quan.

Như vậy, giá trị là ý nghĩa tích cực của các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xử …

Bài tập: Anh chị hãy chỉ ra một số giá trị truyền thống của Việt Nam.

Có 10 giá trị sống cơ bản cần được hình thành cho con người Việt Nam trong đó có thanh thiếu niên gồm:

Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc

Trách nhiệm với cộng đồng

Dân chủ

Hợp tác

Chăm học, chăm làm

Khoa học, tác phong công nghiệp

Chính trực: chân thật, đúng đắn, liêm khiết

Lương thiện

Hiếu thảo

Sáng tạo

Hoạt động 2: Phân tích và thảo luận về định hướng giá trị, tại sao phải định hướng giá trị cho HS

Định hướng giá trị bao hàm 2 nội dung: sự lựa chọn một giá trị hay hệ giá trị của cá nhân hay cộng đồng; và giáo dục những giá trị cho cộng đồng, cá nhân.

Khái niệm định hướng giá trị: là cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thức tại đó. Định hướng giá trị là phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng.

Định hướng giá trị cũng có thể là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người, mang tính xã hội – lịch sử cộng đồng, nét riêng từng dân tộc, đặc thù của nhóm xã họi, mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau.

Định hướng giá trị cũng như là thái độ của cá nhân hoặc định hướng của một cá nhân hay một nhóm xã hội tới hệ thống các giá trị này hay giá trị khác. Là những lý tưởng, những thực tại lý tưởng có ảnh hưởng điều khiển và chuẩn hóa hành vi của con người.

Ý nghĩa của định hướng giá trị: Hết sức quan trọng với gia đình, nhà trường và xã hội, vì:

- Dựa vào đó, con người xác định được mục tiêu, phương hướng và hoạt động cho mình.

- Giá trị là hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn và định hướng cho việc đánh giá sự phát triển các mặt của các đời sống xã hội.

- Có tính định hướng: dẫn dắt, điều chỉnh hành vi của con người. Và giá trị không bất biến.

Bài tập: Phân tích sự khác biệt của giá trị và nhu cầu và động cơ.

Giá trị sống (Living values) là những điều mà con người cho là tốt, là quan trọng và phải có cho bawngd dược. Đó là cơ sở của hành động sống và chi phối hanh vi hướng thiện của con người. Đó có thể là những mối quan tâm, những thích thú, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm tinh thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và các hình thái khác của định hướng lựa chọn.

Theo nghĩa hẹp: giá trị sống là quan niệm về cái đang mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Theo nghĩa rộng: giá trị sống là bất cứ cái gì được xem là tốt hay xấu hoặc là điều quan tâm của một chủ thể nào đó. Mọi giá trị sống đều chứa đựng một số nhận thức: tính lựa chọn hoặc hướng dẫn và đều bao gồm yếu tố tình cảm.

Giá trị sống không phải là những động cơ, cũng không đồng nhất với các chuẩn mực ứng xử. Giá trị sống có thể là điểm quy chiếu cho nhiều chuẩn mực riêng biệt. Chuẩn mực là những quy tắc về hành vi, còn giá trị sống là những tiêu chuẩn của điều đáng mong muốn, mang tính độc lập trong những hoàn cảnh riêng biệt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm: Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị

Hệ giá trị: là một hệ thống, tổ hợp các giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo nguyên tắc nhất định thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị. Nó bao gồm các thành phần, mối quan hệ giữa các thành phần và chức năng của chúng.

Hệ giá trị mang tính lịch sử (quá khứ, hiện tại, tương lai).

Thang giá trị: là thước đo, trật tự ưu tiên của các giá trị trong một hệ giá trị; được hình thành, thay đổi theo thời gian cùng sự phát triển của xã hội loài người; là cơ sở nhận thức, đánh giá, lựa chọn và chấp nhận các giá trị, được con người vận dụng trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội và tự nhiên; đồng thời, có tính nhân loại, tính thời đại, tính dân tộc; là hệ quy chiếu và thước đo giá trị của từng người. Góp phần điều chỉnh hành vi con người.

Chuẩn giá trị: là xây dựng cây giá trị theo các chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm mĩ.

Giá trị chuẩn: trong hệ thống thang giá trị, thức tự ưu tiên có những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chuẩn cho nhiều người.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 2.027
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT36
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm