Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT31

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT31 - Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT31 - Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm, vai trò của việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

Năm học: ..............

Họ và tên: .....................................................................................................

Đơn vị: ..........................................................................................................

Nội dung 1: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.

1. Vị trí của GVCN trong trường học.

GVCN là người đại diện cho Hiệu trường quản lí toàn diện HS một lớp học ở trường phổ thông. GVCN được Hiệu trưởng giao trách nhiệm quản lí lớp học nên GVCN là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí lớp học.

2. Vai trò của GVCN.

a. Quản lí toàn diện một lớp học, bao gồm:

- Quản lí về nhân sự như: số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ HS về học lực và đạo đức...

- Đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dẫn dắt HS thực hiện kế hoạch đó.

- Khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường.

b. Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục, gồm:

- Nắm vững đặc điểm của từng HS: Về nhân thân, về gia cảnh, về bản thân HS.

+ Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể HS:

+ Phân loại theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: năng lực học tập, sự phát triển tri tuệ, khả năng học lập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng HS theo môn học.

+ Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức HS, để có kế hoạch tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục.

+ Quan tâm tới những HS yếu về mọi mặt học tập, kỹ năng để có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng.

- Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình HS: Đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường.

c. GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trường, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS.

d. GVCN có trách nhiệm truyền đạt tắt cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm; biến những chủ trưởng, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mọi HS.

e. Là một thành viên tham mưu của Hội đồng sư phạm, có trách nhiệm phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục HS, giúp cán bộ quản lí, lành đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lí, giáo dục HS hiệu quả.

g. Yêu cầu đối với GVCN:

- Phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học.

- Có kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị...

- Đặc biệt cần có hàng loạt kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục như:

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường.

+ Kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm HS, kỹ năng lập kế hoạch.

+ Kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục HS.

3. Vị trí, vai trò GVCN lớp ở góc độ là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể HS, là "cầu nối" giữa các lớp với Hiệu trường và các thây cô giáo.

a. GVCN lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng HS của lớp phân ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các GV bộ môn.

b. GVCN với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi mặt HS của lớp.

- Với những ý kiến không họp lí của HS thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm...

- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thi GVCN bàn với các thầy cô khác và báo cáo hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết.

c. Tính giao thoa của vị trí người GVCN đã tạo nên “cái cầu nối" giữa hiệu trưởng và tập thể HS, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục.

d. Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lành đạo gần gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 3.434
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT31
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm