Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT28

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT28 - Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong trường THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT28 - Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong trường THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ vai trò và ý nghĩa của kế hoạch hoạt động giáo dục. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong trường THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: ...................................................................................................

Đơn vị: ........................................................................................................

Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng

Hoạt động 1: Khám phá một số khái niệm, mô tả đặc điểm và vai trò của các loại kế hoạch giáo dục

1.1.Hoạt động giáo dục

- Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đúc, tri tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỉ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp đuợc tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trường Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường;

- Hoạt động tập thể: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt cuối tuần.

- Các hoạt động ngoại khoá: Các hoạt động không thuộc chương trình chính thức mà nhà trường đang thực hiện, không có quỹ thời gian xác định trong thời khoá biểu của nhà trường. Các hoạt động này có thể bao gồm việc thực hành các môn học trong vườn trường hoặc xưởng sản xuất, các loại hình hoạt động khác nhau như hoạt động chính trị, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,...

1.2. Kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh

- Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh: Là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những hoạt động giáo dục dự định thực hiện đối với học sinh trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành.

1.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh

- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh: Việc tạo ra một cách có hệ thống về những hoạt động giáo dục dự định thực hiện đối với học sinh trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thúc, trình tự, thời gian tiến hành.

2.1.Các loại kế hoạch hoạt động giáo dục

- Theo tính tập thể hay cá nhân

- Theo thời gian trong năm học, kế hoạch hoạt động giáo dục một học kì, kế hoạch hoạt động giáo dục theo tháng, kế hoạch hoạt động giáo dục theo tuần.

- Theo nội dung giáo dục

2.2. Đặc điểm và vai trò của các loại kế hoạch hoạt động giáo dục

Mọi loại kế hoạch hoạt động giáo dục có vị trí, vai trò quan trọng riêng trong quá trình giáo dục học sinh ở nhà trường. Đối với giáo viên, để thực hiện có hiệu quả hoạt động sư phạm của mình, họ cần coi trọng, xây dựng các loại kế hoạch hoạt động giáo dục một cách nghiêm túc, tỉ mỉ và chuyên nghiệp.

- Đối với các kế hoạch dài hạn (kế hoạch năm học, học kì): Kế hoạch thể hiện tính ổn định tương đối với các mục tiêu chung, các hoạt động tổng thể trong một năm học và một học kì.

- Đối với kế hoạch ngắn hạn (theo tháng, theo tuần): đòi hỏi người giáo viên cần cụ thể hoá các nội dung trong kế hoạch theo thời gian, nguồn lực, phương thức, cách đánh giá

Hoạt động 2: Phân tích vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đối với giáo viên trong nhà trường THPT

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đối với giáo viên

Giúp giáo viên chủ nhiệm (GVCN) xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Từ đó đề ra các biện pháp, huy động nguồn lực một cách tối ưu cho các hoạt động giáo dục. Kế hoạch làm giảm bớt những hành động tùy tiện, tự phát, vô tổ chức và dễ đi chệch hướng mục tiêu.

- Kế hoạch hoạt động giáo dục đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một tập thể lớp.

- Là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Những hậu quả khi người giáo viên không coi trọng việc xây dung kế hoạch hoạt động giáo dục

- Lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

- Thực hiện không đầy đủ, không chuyên nghiệp và toàn diện các nội dung giáo dục trong nhà trường nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

- Không có căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của người giáo viên, do đó, không tạo ra động lực thúc đẩy người giáo viên phấn đấu rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm.

Hoạt động 3: Phân tích vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đối với tập thể học sinh THPT

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đối với tập thể học sinh

- Giúp thực hiện tốt các chức năng của tập thể học sinh.

- Phát huy tốt các thế mạnh của tập thể học sinh trong việc giáo dục từng cá nhân học sinh.

- Làm cơ sở để tập thể học sinh trở thành tập thể tự quản.

Một số khó khăn khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh THPT

- Về đặc điểm tâm, sinh lí học sinh THPT.

- Những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường.

- Mức độ quan tâm và tham gia của gia đình, các lực lượng xã hội khác trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.

- Sự chưa coi trọng vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh.

- Sự thiếu kỹ năng, nghiệp vụ trong quá trình xây dung kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh.

- Thiếu kinh phí và các nguồn lực cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
4 4.804
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm