Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT24

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT24 - Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT24 - Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ các kỹ thuật kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT24: Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Năm học: ..............

Họ và tên: .........................................................................................................

Đơn vị: ..............................................................................................................

Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng

NỘI DUNG 1:CÁC KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Thiết lập các bước cụ thể để xây dựng một đề kiểm tra cho môn học cụ thể.

Bưóc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kỉ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.

- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận;

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mọi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dựng kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh lầm phần tự luận.

- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra).

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kỉ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

- Bưóc 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nôi dựng: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bưóc 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra, cần xem xét lai việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,

- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không,

- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Hoạt động 2: Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 4.314
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm