Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT29
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT29 - Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT29 - Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT29: Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục
Năm học: ..............
Họ và tên: ...................................................................................................
Đơn vị: ........................................................................................................
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng
Nội dung 1
VAI TRÒ CỦA VIỆC TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
1. Hoạt động và vai trò của hoạt động đổi vói sự phát triển nhân cách
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn vận động và phát triển không ngừng. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tương. Ở con người, phương thức đó chính là hoạt động, có nhiều ngành khoa học đã nghiên cứu về hoạt động và sự tác động của hoạt động đối với sự phát triển của con người.
1.1.Quan điểm của Triết học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển con người và nhân cách con người
Hoạt động, dưới góc độ Triết học, có nội hàm rộng và cơ động. Hoạt động là đặc tính của giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự nhiên và con người sản sinh và phát triển.
Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan.
1.2.Quan điếm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách
Dưới góc độ Tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể).
Hoạt động là một vấn đề nghiên cứu, là phạm trù cơ bản của Tâm lí học hiện đại.
Như vậy, hoạt động không chỉ giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, năng lực, động cơ... và nhân cách của con người được hình thành, phát triển mà thông qua hoạt động tâm lí, nhân cách của con người mới bộc lộ ra ngoài.
1.3.Quan điểm của Giáo dục học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách
Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến nền văn hoá của loài người thành vốn riêng của minh, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đồng thời, giúp con người được bộc lộ những phẩm chất và năng lực của bản thân.
Thông qua hoạt động, con người được kiểm nghiệm các giá trị của cuộc sống, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp con người cải tạo những nét nhân cách phát triển chưa phù hợp theo hướng ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra.
KẾT LUẬN
Qua phân tích các quan điểm trên, có thể khẳng định, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi mới sinh ra, con người chưa có nhân cách, nhân cách có được do con người xác định được những quan hệ của mình với những con người và thế giới xung quanh một cách có ý thức. Nói cách khác, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi con người là chủ thể của hoạt động. Muốn giáo dục học sinh, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú và đưa học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đó.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của việc tổ chức hoạt động đối với quá trình giáo dục nhân cách học sinh THPT
Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Hoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhà trường. “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm". Điều này có nghĩa là các chủ thể hoạt động giáo dục phải chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục do mình tổ chức và điều hành. Đó là các nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể có liên quan như: cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường được phân làm hai bộ phận chủ yếu:
- Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác nhau.
- Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, lao động, dân số, môi trường, pháp luật..
Hoạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp học sinh phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.
Hoạt động giáo dục còn là một phuơng thức gắn kết các lực lương giáo dục học sinh đó là gia đình - nhà trường - xã hội.
Về nhận thức:
Hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức của bản thân. Từ đó, học sinh có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiển đặt ra.
Về kĩ năng:
Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và củng cố các kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá, kĩ năng học tập, lao động...
Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mục xã hội.
Về thái độ:
Hoạt động giáo dục bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT29
193 KB 24/08/2017 11:33:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT29 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Câu hỏi và đáp án tình huống sư phạm khối Mầm non
Mẫu báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN24
Đáp án cuộc thi tìm hiểu 90 năm hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Tuần 10
Mẫu quyết định phê duyệt mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
Mẫu phiếu đánh giá xét chọn đề tài đạt giải nhì
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến