Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT34

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT34 - Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT34 - Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch BDTX module THPT34 tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT34: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: ...............................................................................................................

Đơn vị: ....................................................................................................................

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Vị trí, vai trò của HDGDNGLL ở trường THPT.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HDGDNGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hóa trên 1ớp. HDGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đứng đắn ở HS, HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện. HĐGDNGLL vừa củng cổ, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kĩ năng cơ bản của HS phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và đòi hói của xã hội. Mặt khác, HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

2. Vị trí, vai trò của HDGDNGLL vào việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.

Tính tích cực hoạt động là thành phần rất cơ bản trong cấu trúc của một nhân cách. Tính tích cực đó chỉ có thể được nảy sinh và phát triển bằng sự tham gia trực tiếp của con người vào hoạt động. Đối với HS, tính tích cực hoạt động là một trong những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các em. Tham gia vào hoạt động của tập thể là cách tốt nhất để học sinh được rèn luyện tính tích cực. Chính vì vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tạo cho mọi HS có cơ hội đề rèn luyện tính tích cực cho bản thân mình. HĐGDN GLL với các hình thức hoạt động khác nhau giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của HS. HĐGDNGLL với tính đa dạng của nó sẽ thu hút HS tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động, tính đa dạng và phong phú của HĐGDNGLL thể hiện rõ ở nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động, các điều kiện thực hiện hoạt động, chính điều đó sẽ là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực hoạt động của HS.

Để phát huy tính tích cực hoạt động của HS thì HĐGDNGLL giữ vai trò chủ chổt trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Với đặc thù riêng của HĐGDNGLL, với chương trình và quỹ thời gian trong chương trình HĐGDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để HS rèn luyện tính tích cực hoạt động.

HĐGDNGLL có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Trong mổi liên kết này, nhà trường giữ vai trò chủ đạo điều phối các quan hệ, trong đó có quan hệ giữa HS với GV và với những lực lượng giáo dục khác, chính những mối quan hệ này tạo ra tiền đề để HS phát huy tính tích cực hoạt động, giúp các em có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động. Có thể coi đây là vai trò gián tiếp của HĐGDNGLL trong việc thức đẩy tính tích cực hoạt động của HS.

3. Những biểu hiện của tính tích cực hoat động của HS trong HDGDNGLL

Trong HĐGDNGLL, tính tích cực được biểu hiện khá rõ nét khi HS tham gia vào quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động của chính tập thể mình.

- Thứ nhất, tìm tòi và lựa chọn các hình thức hoạt động đa dạng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của các em. Đây là một biểu hiện của tính tích cực hoạt động của HS. Các em thích những hoạt động do chính chúng tự đề xuất và tự tổ chức.

- Thứ hai, tính tích cực của HS được thể hiện trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, phân công nhau chuẩn bị các công việc cho hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, HS tự bàn bạc và tìm ra những biện pháp thực hiện các công việc cho hoạt động.

- Thứ ba, tính tích cực còn được thể hiện ở sự tham gia nhiệt tình và sáng tạo của HS. Mỗi HS với tư cách là chủ thể của hoạt động sẽ tham gia đóng góp ý kiến nhằm thống nhất các công việc cần chuẩn bị cho hoạt động. Các em cùng nhau suy nghĩ đề tìm ra những hình thức hoạt động mới, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của tập thể mình.

- Thứ tư, tính tích cực còn được thể hiện ở khâu đánh giá kết quả hoạt động. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá, các em cùng nhau xem xét và phân tích những mặt đạt được, đồng thời tự rút ra những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục.

- Thứ năm, sự phối hợp điều khiển một cách nhịp nhàng giữa các em giữ vai trò điều khiển hoạt động cũng là một biểu hiện của tính tích cực hoạt động của HS.

Hiện nay, tính tích cực hoạt động của HS THPT nhìn chung chưa cao, các em còn thụ động trong mọi khâu của quy trình HĐGDNGLL. Đa số HS chưa được bồi dưỡng, huấn luyện đề phát huy các kĩ năng tự quản như: kỹ năng tham gia; kỹ năng giao tiếp, hoà nhâp; kỹ năng tổ chức, quản lí, điều khiển hoạt động tập thể... Thực tế, GV chủ nhiệm và những người tổ chức hoạt động chưa khai thác được tối đa những tiềm năng sáng tạo, tính tích cực của mọi HS. Vì vậy, tính thụ động của đa số HS trong các HĐGDNGLL vẫn là một thực tế đáng quan tâm.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOcC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 2.941
0 Bình luận
Sắp xếp theo